Hướng dẫn cách tính phép năm còn lại của người lao động MỚI NHẤT

Cách tính phép năm còn lại như thế nào là một trong những vấn đề được rất nhiều người lao động quan tâm, đặc biệt là vào thời điểm cuối năm. Hãy cùng Viện Kế Toán- Công ty cung cấp dịch vụ kế toán tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!!!
 
 

1. Chế độ phép năm của người lao động là gì?

Ngày nghỉ phép năm là một trong những quyền lợi của người lao động sẽ được hưởng trong 1 năm khi làm việc tại 1 công ty/ doanh nghiệp.

- Theo quy định đối với NLĐ đã làm việc đủ 12 tháng, sẽ được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động, với số ngày nghỉ như sau:
+ 12 ngày làm việc: Áp dụng cho người làm công việc trong điều kiện bình thường.
+ 14 ngày làm việc: Dành cho người lao động chưa thành niên, người khuyết tật, hoặc người làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
+ 16 ngày làm việc: Dành cho người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Đối với NLĐ làm chưa đủ 12 tháng, số ngày nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng mà NLĐ làm việc thực tế.

- Ngoài ra, cứ mỗi 5 năm làm việc cho cùng một người sử dụng lao động, người lao động được tăng thêm 1 ngày nghỉ hằng năm.

Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động di chuyển bằng phương tiện đường bộ, đường sắt, hoặc đường thủy mà tổng thời gian đi và về vượt quá 2 ngày, thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài số ngày nghỉ hằng năm, và chỉ áp dụng cho 1 lần nghỉ trong năm.

=> Những quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi và sức khỏe cho người lao động, đồng thời khuyến khích họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

2. Hướng dẫn cách tính phép năm còn lại của người lao động MỚI NHẤT

Như vậy thì, cách tính lương phép năm còn lại của người lao động như sau:
 
 

3. Quy định thanh toán tiền lương cho những ngày phép chưa nghỉ của người lao động

3.1.Quy định thanh toán tiền lương cho những ngày phép còn lại đối với người lao động đã nghỉ việc

Theo Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, khi NLĐ nghỉ việc (do thôi việc hoặc mất việc), công ty/ doanh nghiệp phải thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan, trong đó bao gồm tiền lương cho những ngày phép năm chưa nghỉ.

Thời hạn mà các công ty/ doanh nghiệp phải thanh toán là 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Trong một số trường hợp đặc biệt, thời hạn này có thể được kéo dài đến 30 ngày, cụ thể đối với những trường hợp sau:
- Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm;
- Thay đổi cơ cấu, công nghệ của người sử dụng lao động;
- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân và đang trong quá trình giải thể;
- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

3.2.Đối với trường hợp NLĐ đang làm việc cho công ty/ doanh nghiệp

Thì căn cứ vào, Điều 113 của Bộ luật Lao động 2019 thì chỉ đề cập đến việc thanh toán tiền lương cho những ngày phép năm chưa nghỉ đối với NLĐ thôi việc hoặc mất việc làm.

Do đó, những NLĐ vẫn đang làm việc tại các công ty/doanh nghiệp sẽ không được thanh toán tiền lương cho những ngày phép chưa nghỉ.

=> Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho những NLĐ khi nghỉ việc, bên cạnh đó là khuyến khích việc NLĐ sử dụng hết ngày phép năm trong quá trình làm việc để đảm bảo sức khỏe từ đó đảm bảo sự cân bằng giữa công việc - cuộc sống.

 
 

4. Lương những ngày phép chưa nghỉ của NLĐ có được trừ khi tính thuế TNDN không ?

Căn cứ vào, Điều 4 TT 96/2015/TT-BTC, Khoản 2, Điều 3 TT 25/2018/TT-BTC, và Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, quy định về chi phí được trừ khi tính TNDN cho phần tiền lương những ngày phép chưa nghỉ của NLĐ như sau:

4.1.Đối với trường hợp NLĐ thôi việc hoặc mất việc làm

Phần tiền lương này sẽ được chi trả cho những ngày phép năm chưa nghỉ của NLĐ đã thôi việc hoặc mất việc làm được coi là chi phí hợp lệ.
>>>  Khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

4.2.Đối với trường hợp NLĐ vẫn đang làm việc tại công ty/ doanh nghiệp

Theo kinh nghiệm làm dịch vụ kế toán cho nhiều doanh nghiệp thì phần tiền lương chi trả cho những ngày phép chưa nghỉ của NLĐ vẫn đang làm việc, thì thường sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.

Tuy nhiên, nếu người sử dụng lao động thỏa thuận chi trả tiền lương cho những ngày phép chưa nghỉ của lao động đang làm việc (như một khoản có lợi cho NLĐ) và có quy định trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, hoặc quy chế tài chính của công ty, thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.

Quy định này được làm rõ trong Công văn 514/ATLĐ-CSBHLĐ ngày 22/10/2021 của Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội.

=> Như vậy, đối với trường hợp này thì các công ty/ doanh nghiệp có thể đưa khoản chi này vào chi phí hợp lý khi xác định thuế TNDN nếu đã có quy định cụ thể và phù hợp với thỏa thuận lao động.


 
 

5. Một vài câu hỏi thường gặp khi mà tính tiền phép năm còn lại của NLĐ

Cho tôi hỏi tôi chưa làm việc đủ 12 tháng thì tôi có được nghỉ phép năm không?

Trả lời: Theo Khoản 3 Điều 113 Bộ luật lao động 2019, thì đối với những người lao động chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ sẽ được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Chính vì thế nếu NLĐ chưa làm việc đủ 12 tháng thì vẫn được nghỉ phép năm.

Cho tôi hỏi NLĐ chưa có nghỉ hết ngày phép năm thì có được thanh toán tiền lương của những ngày chưa nghỉ hết không?

Trả lời: Tuỳ vào quy đình của từng doanh nghiệp/ công ty, thì sẽ có 2 trường hợp sau:
- Đối với trường hợp công ty/ doanh nghiệp có quy định không chi trả tiền lương của những ngày phép chưa nghỉ thì NLĐ sẽ không được thanh toán tiền lương cho những ngày phép chưa ngỉ này;
- Còn đối với trường hợp công ty/ doanh nghiệp có quy định trả lương cho những ngày phép chưa chỉ của NLĐ thì NLĐ sẽ được chi trả phần tiền lương này.

>>> Liên hệ ngay với Viện Kế Toán- Công ty cung cấp dịch vụ kế toán qua
HOTLINE: 0916.636.419 để được tư vấn hỗ trợ ngay nhé!!!