Những sai lầm/hiểu nhầm mà doanh nghiệp thường hay mắc phải về hồ sơ Kế toán - Thuế
Phần lớn các doanh nghiệp thường có cái nhìn chủ quan về hồ sơ sổ sách kế toán - thuế mà không nghĩ rằng đó sẽ là hậu quả trong tương lai mà doanh nghiệp phải đối mặt nếu không củng cố ngay từ bây giờ. Bài viết dưới đây, Vienketoan.vn sẽ phân tích cho DN thấy được những sai lầm/hiều nhầm mà các doanh nghiệp thường hay mắc phải về Kế toán - thuế.
1. Nhờ người biết 1 chút về báo cáo thuế để khai báo tạm thời.
Hầu hết các giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ thường nghĩ rằng “chỉ cần làm báo cáo thuế là xong, chỉ cần không bị nộp trễ tờ khai cho cơ quan thuế, chưa biết kê khai đúng hay sai, các loại tờ khai đã đủ hay chưa, chưa cần làm sổ sách kế toán, đợi cuối năm rồi làm luôn một thể…”
Các doanh nghiệp chưa nghĩ đến rằng: nộp sai, nếu phát sinh số tiền phải nộp thì sẽ phải nộp bổ sung, nộp lại và thậm chí có thể sẽ phải nộp phạt chậm nộp, chưa kể đến nộp nhiều lần tờ khai tuy không có vấn đề gì nhưng hồ sơ thuế của bạn sẽ không còn đẹp nữa.
Ví dụ:
Tháng 1/2017 phát sinh hoá đơn gtgt bán ra: 500.000.000 đồng, thuế VAT 10%: 50.000.000 đồng, người kê khai đã khai sót: 400.000.000 đồng, thuế VAT 10%: 40.000.000 đồng khiến cho doanh nghiệp phải làm bổ sung lại tờ khai báo tăng Doanh thu bán ra 100.000.000 đồng, thuế VAT 10%: 10.000.000 đồng.
Sẽ có 2 trường hợp:
TH1: Kỳ tháng 1, Thuế GTGT của công ty còn được khấu trừ là 20.000.000 đồng => DN kê khai bổ sung và vẫn còn được khấu trừ tiếp kỳ sau là 10.000.000 đồng => không ảnh hưởng đến tiền thuế phải nộp nhưng phải nộp lại tờ khai và có thể bị phạt chậm nộp do kê khai thiếu.
TH2: Kỳ tháng 1, Thuế GTGT của công ty còn được khấu trừ là 5.000.000 đồng => DN kê khai bổ sung và số tiền thuế GTGT phải nộp nhà nước là 5.000.000 đồng => Ảnh hưởng đến tiền thuế phải nộp bù là 5.000.000 đồng, phải nộp lại tờ khai và bị phạt chậm nộp do kê khai thiếu.
=> Như vậy, chỉ 1 vấn đề nhỏ nhưng cũng đã gây thiệt hại tài chính cho doanh nghiệp.
2. Cập nhật chính sách thuế chậm:
Hầu hết các giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ thường nghĩ rằng “chỉ cần làm báo cáo thuế là xong, chỉ cần không bị nộp trễ tờ khai cho cơ quan thuế, chưa biết kê khai đúng hay sai, các loại tờ khai đã đủ hay chưa, chưa cần làm sổ sách kế toán, đợi cuối năm rồi làm luôn một thể…”
Các doanh nghiệp chưa nghĩ đến rằng: nộp sai, nếu phát sinh số tiền phải nộp thì sẽ phải nộp bổ sung, nộp lại và thậm chí có thể sẽ phải nộp phạt chậm nộp, chưa kể đến nộp nhiều lần tờ khai tuy không có vấn đề gì nhưng hồ sơ thuế của bạn sẽ không còn đẹp nữa.
Ví dụ:
Tháng 1/2017 phát sinh hoá đơn gtgt bán ra: 500.000.000 đồng, thuế VAT 10%: 50.000.000 đồng, người kê khai đã khai sót: 400.000.000 đồng, thuế VAT 10%: 40.000.000 đồng khiến cho doanh nghiệp phải làm bổ sung lại tờ khai báo tăng Doanh thu bán ra 100.000.000 đồng, thuế VAT 10%: 10.000.000 đồng.
Sẽ có 2 trường hợp:
TH1: Kỳ tháng 1, Thuế GTGT của công ty còn được khấu trừ là 20.000.000 đồng => DN kê khai bổ sung và vẫn còn được khấu trừ tiếp kỳ sau là 10.000.000 đồng => không ảnh hưởng đến tiền thuế phải nộp nhưng phải nộp lại tờ khai và có thể bị phạt chậm nộp do kê khai thiếu.
TH2: Kỳ tháng 1, Thuế GTGT của công ty còn được khấu trừ là 5.000.000 đồng => DN kê khai bổ sung và số tiền thuế GTGT phải nộp nhà nước là 5.000.000 đồng => Ảnh hưởng đến tiền thuế phải nộp bù là 5.000.000 đồng, phải nộp lại tờ khai và bị phạt chậm nộp do kê khai thiếu.
=> Như vậy, chỉ 1 vấn đề nhỏ nhưng cũng đã gây thiệt hại tài chính cho doanh nghiệp.
2. Cập nhật chính sách thuế chậm:
Thường thì những doanh nghiệp nhỏ không có kế toán hoặc kế toán còn quá non trẻ, chưa đủ kinh nghiệm và nhạy bén để nắm bắt thông tin – chính sách thay đổi từ thuế, điều này dẫn đến 1 hậu quả khôn lường và người chịu hậu quả này chính là doanh nghiệp.
Tôi lấy ví dụ: Doanh nghiệp mới thành lập, thành lập từ lâu hay kế toán đã nắm rõ được khi nào phải nộp mẫu 06/GTGT để đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế? Trường hợp nào phải nộp, trường hợp nào không phải nộp? Đã có rất nhiều doanh nghiệp dở khóc dở cười khi không biết hoặc nộp trễ mẫu biểu dẫn đến việc 2 năm liên tục công ty phải chuyển sang phương pháp trực tiếp thay vì lẽ ra được sử dụng phương pháp khấu trừ thuế.
Tôi lấy ví dụ: Doanh nghiệp mới thành lập, thành lập từ lâu hay kế toán đã nắm rõ được khi nào phải nộp mẫu 06/GTGT để đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế? Trường hợp nào phải nộp, trường hợp nào không phải nộp? Đã có rất nhiều doanh nghiệp dở khóc dở cười khi không biết hoặc nộp trễ mẫu biểu dẫn đến việc 2 năm liên tục công ty phải chuyển sang phương pháp trực tiếp thay vì lẽ ra được sử dụng phương pháp khấu trừ thuế.
3. Sổ sách kế toán ư? Cứ để cuối năm làm
Rất nhiều giám đốc doanh nghiệp nhỏ hiện nay nghĩ một cách quá “đơn giản” rằng chỉ cần thuê người “khai thuế” là xong mà không biết rằng công việc khai thuế hàng tháng/quý có thể chỉ mất 1-2h làm việc để thực hiện cho mỗi tháng/quý. Mà điều cốt yếu quan trọng hơn việc khai thuế là làm sổ sách kế toán thuế, biên soạn các quy chế để kiện toàn hồ sơ giải trình chi phí được trừ trước khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Sổ sách kế toán thuế đối với doanh nghiệp mới thành lập, khả năng đến cuối năm công ty vẫn chưa phát sinh doanh thu – chi phí gì, có thể đến cuối năm làm vẫn được. Tuy nhiên, như vậy vẫn là sai nguyên tắc kế toán.
+ Nếu bạn là doanh nghiệp thuộc loại hình kinh doanh thương mại: bạn chỉ báo cáo thuế mà quên đi việc cập nhật sồ sách liên quan đến hàng tồn kho, liệu bạn có kiểm soát được việc âm hàng nếu như không theo dõi kỹ?
Kế toán phải là một hệ thống xuyên suốt và được cập nhật liên tục trong suốt một năm tài chính. V
+ Nếu bạn là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng/sản xuất: việc cân đối chi phí cho từng hạng mục công trình/đơn hàng không thể nào để cuối năm bốc chi phí bởi trong quá trình quản trị công trình, sai sót về lấy hàng mà không có hoá đơn hoặc lấy thiếu hoá đơn thường là những vấn đề các doanh nghiệp thường hay mắc phải, cuối năm rà soát lại thiếu chi phí => thiệt hại về Thuế TGTGT và thuế TNDN cho Doanh nghiệp sẽ là điều không tránh khỏi.
Sổ sách kế toán thuế đối với doanh nghiệp mới thành lập, khả năng đến cuối năm công ty vẫn chưa phát sinh doanh thu – chi phí gì, có thể đến cuối năm làm vẫn được. Tuy nhiên, như vậy vẫn là sai nguyên tắc kế toán.
+ Nếu bạn là doanh nghiệp thuộc loại hình kinh doanh thương mại: bạn chỉ báo cáo thuế mà quên đi việc cập nhật sồ sách liên quan đến hàng tồn kho, liệu bạn có kiểm soát được việc âm hàng nếu như không theo dõi kỹ?
Kế toán phải là một hệ thống xuyên suốt và được cập nhật liên tục trong suốt một năm tài chính. V
+ Nếu bạn là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng/sản xuất: việc cân đối chi phí cho từng hạng mục công trình/đơn hàng không thể nào để cuối năm bốc chi phí bởi trong quá trình quản trị công trình, sai sót về lấy hàng mà không có hoá đơn hoặc lấy thiếu hoá đơn thường là những vấn đề các doanh nghiệp thường hay mắc phải, cuối năm rà soát lại thiếu chi phí => thiệt hại về Thuế TGTGT và thuế TNDN cho Doanh nghiệp sẽ là điều không tránh khỏi.
4. Doanh nghiệp chưa phân biệt rõ ràng về thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN và chỉ nhìn nhận chung chung là “thuế phải nộp”.
Xin lý giải rằng:
+ Thuế GTGT là thuế gián thu, Doanh nghiệp chỉ thu hộ cho nhà nước. Do trong quá trình hoạt động mua bán, doanh nghiệp là người mua đang chịu thuế 0%, 5%, 10% và đã “nhờ” bên bán thu hộ và đóng giùm nên Nhà nước “cho phép” Doanh nghiệp được bù trừ số tiền thuế theo hàng hoá đã mua. Nếu Thuế GTGT đầu ra trừ Thuế GTGT đầu vào, tiền thuế âm (đầu ra ít hơn đầu vào) => chưa phải nộp thuế, còn được khấu trừ kỳ sau. Nếu Thuế GTGT đầu ra trừ Thuế GTGT đầu vào, tiền thuế dương (đầu ra cao hơn đầu vào) => Nộp tiền thuế chênh lệch vào ngân sách nhà nước.
+ Thuế GTGT là thuế gián thu, Doanh nghiệp chỉ thu hộ cho nhà nước. Do trong quá trình hoạt động mua bán, doanh nghiệp là người mua đang chịu thuế 0%, 5%, 10% và đã “nhờ” bên bán thu hộ và đóng giùm nên Nhà nước “cho phép” Doanh nghiệp được bù trừ số tiền thuế theo hàng hoá đã mua. Nếu Thuế GTGT đầu ra trừ Thuế GTGT đầu vào, tiền thuế âm (đầu ra ít hơn đầu vào) => chưa phải nộp thuế, còn được khấu trừ kỳ sau. Nếu Thuế GTGT đầu ra trừ Thuế GTGT đầu vào, tiền thuế dương (đầu ra cao hơn đầu vào) => Nộp tiền thuế chênh lệch vào ngân sách nhà nước.
- Như vậy, khoản thuế GTGT thực chất chỉ là khoản “THU HỘ” cho nhà nước, có phải nộp thuế cũng là chuyện bình thường.
+ Thuế TNDN: Tuỳ thuộc vào hoạt động kinh doanh của DN (Lãi/Lỗ) trong năm tài chính, sau khi lấy tổng doanh thu trừ tổng chi phí, nếu công ty Lãi thì sẽ đóng 20% trên số tiền này.
+ Thuế TNCN là không phải của doanh nghiệp mà chỉ là nghiệp vụ “khấu trừ” rồi nộp thay cho người lao động mà thôi.
Do đó, hãy tập trung vào việc thực hiện ghi sổ kế toán, tính lãi lỗ và thuế TNDN chứ không phải chỉ khai thuế GTGT là xong.
Là chủ doanh nghiệp, nếu bạn hiểu và tốt tất cả các công việc nói trên thì tôi tin Doanh nghiệp bạn sẽ luôn trong trạng thái an toàn trong việc thực hiện các công việc kế toán và nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với Nhà nước. Tốt hơn nữa, bạn nên nghĩ đến “Những giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”, “Tối ưu hoá số thuế phải nộp trong khuôn khổ của pháp luật” như thế nào.
Nếu bạn đã từng sai lầm/hiểu nhầm, đã từng buông lỏng sổ sách kế toán - thuế dẫn đến hậu quả sau này thì tôi tin, bài viết này thực sự hữu ích cho bạn trong việc định hướng và lựa chọn nên hay không sử dụng dịch vụ kế toán thuế thuê ngoài của đơn vị / cá nhân.
Bạn cũng có thể tìm hiểu: Những lưu ý khi sử dụng dịch vụ kế toán thuế thuê ngoài chuyên nghiệp – uy tín để có quyết định sáng suốt.
+ Thuế TNCN là không phải của doanh nghiệp mà chỉ là nghiệp vụ “khấu trừ” rồi nộp thay cho người lao động mà thôi.
Do đó, hãy tập trung vào việc thực hiện ghi sổ kế toán, tính lãi lỗ và thuế TNDN chứ không phải chỉ khai thuế GTGT là xong.
Là chủ doanh nghiệp, nếu bạn hiểu và tốt tất cả các công việc nói trên thì tôi tin Doanh nghiệp bạn sẽ luôn trong trạng thái an toàn trong việc thực hiện các công việc kế toán và nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với Nhà nước. Tốt hơn nữa, bạn nên nghĩ đến “Những giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”, “Tối ưu hoá số thuế phải nộp trong khuôn khổ của pháp luật” như thế nào.
Nếu bạn đã từng sai lầm/hiểu nhầm, đã từng buông lỏng sổ sách kế toán - thuế dẫn đến hậu quả sau này thì tôi tin, bài viết này thực sự hữu ích cho bạn trong việc định hướng và lựa chọn nên hay không sử dụng dịch vụ kế toán thuế thuê ngoài của đơn vị / cá nhân.
Bạn cũng có thể tìm hiểu: Những lưu ý khi sử dụng dịch vụ kế toán thuế thuê ngoài chuyên nghiệp – uy tín để có quyết định sáng suốt.
Tin liên quan :