Những Thách Thức Và Cơ Hội Của Doanh Nghiệp Việt Nam Trong Nền Kinh Tế 4.0

Trong tình hình hiện nay của Việt Nam, cụm từ “Kinh tế 4.0” đã trở nên quá quen thuộc đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là một bước ngoặc lớn đối với nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập như hiện nay. Việc mở cửa kinh tế và sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 là một cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bên cạnh những cơ hội về kinh tế cũng có những thách thức về nguồn nhân lực và những vấn đề về an ninh trong doanh nghiệp.
 

Kinh tế 4.0 và tầm nhìn của các doanh nghiệp Việt Nam


Cách mạng công nghiệp 4.0 trong kinh tế sẽ là nền tảng để kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức, tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, chính phủ nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.
Bản chất của các mạng công nghiệp 4.0 này là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh hiện nay để tối ưu hoá quá trình, phương pháp sản xuất. Nó không chỉ đơn thuần chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Sau đây sẽ là những thách thức và cơ hội của doanh nghiệp Việt nam trong bối cảnh kinh tế 4.0 hiện nay.
 


 

Những thách thức của doanh nghiệp trong nền kinh tế 4.0

Trong bối cảnh Việt nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc tiếp cận nền công nghiệp 4.0 sẽ là công cụ đắc lực giúp Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Những cải cách công nghệ mang tính đột phá có thể mang lại những thành công trong sản xuất và năng suất.
 

 
Đối với các doanh nghiệp cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho nền kinh tế Việt Nam trong đầu tư, năng suất và mức sống gia tăng. Sự áp dụng thành công trong lĩnh vực khoa học robot, Internet vạn vật, dữ liệu lớn (Big data), điện thoại di động và công nghệ in 3D sẽ thúc đẩy năng suất lao động trong sản xuất nhưng đây cũng chính là một thách thức với các doanh nghiệp. Để có thể thực hiện và áp dụng công nghệ 4.0 vào quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ các kiến thức cần có về nền công nghiệp 4.0. 
Không chỉ thế những thay đổi về cách thức giao tiếp trên Internet cũng đặt những thách thức về sự bảo mật thông tin cho cả hệ thống và cá nhân con người. Nếu thông tin về doanh nghiệp hay một cá nhân trong doanh nghiệp không được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ luỵ khôn lường. 
Hơn thế nữa, khi công nghệ và tự động hoá lên ngôi, các doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực cần nâng cao chất lượng, cải tiến và đổi mới dây chuyền công nghệ, tuyển nguồn nhân lực có năng lực về công nghệ, đồng thời các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài. Những bất lợi của các doanh nghiệp Việt Nam là thua kém các doanh nghiệp nước ngoài về công nghệ, nguồn nhân lực tri thức và vốn đầu tư. Đây cũng chính là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Những cơ hội của doanh nghiệp trong nền kinh tế 4.0

 


 

Trong bối cảnh Việt nam đang thúc đẩy hợp tác, đổi mới để thích ứng với những biến chuyển sâu sắc diễn ra trên thế giới. Kinh tế 4.0 với nhiều công nghệ đột phá mang tính sáng tạo hơn; loại bỏ dần ưu thế về kinh nghiệm, hình thức quản trị cũ hay mô hình kinh doanh cũ; do đó, các quốc gia đang phát triển như Việt nam có nhiều cơ hội phát triển nhanh, bền vững nếu tạo dựng được một môi trường thuận lợi cho đổi mới sáng tạo.
Khi áp dụng nền kinh tế 4.0 là những đổi mới về công nghệ giúp quá trình sản xuất nhanh hơn, tốn ít sức lao động của con người và dữ liệu được thu thập và lưu trữ đầy đủ hơn. Ngay cả chất lượng sản phẩm được đảm bảo do kiểm soát được ngay từ khâu nguyên liệu đến khi hình thành và chuyển đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra, khi áp dụng công nghệ vào quá trình sản xuất sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật trong qua trình lao động của nhân viên.
Đối với bối cảnh kinh tế 4.0, các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại sẽ giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển, dịch vụ hậu cần, chuỗi cung ứng sẽ trở nên hiệu quả hơn, điều này sẽ làm mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư, nền công nghệ 4.0 này là một mảng đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng nhất trong hiện nay và thời gian tới, đặc biệt là công nghệ số và Internet.

Nói tóm lại, kinh tế 4.0 sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là Việt nam. Cách mạng công nghiệo 4.0 mang đến cho các doanh nghiệp Việt nam nhiều cơ hội nhưng cũng vô vàn thách thức và khó khăn.