VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Vị trí kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng, Chính vì thế, đòi hỏi nắm vững kiến thức chuyên môn và trách nhiệm làm việc cao. Và để hiểu rõ về bản chất công việc này thì bài viết dưới đây sẽ đưa ra các nội dung cơ bản. Đồng thời, thấy được vai trò và chức năng của kiểm toán trong doanh nghiệp.

Kiểm toán nội bộ

Tổng quan kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ là bộ phần, tổ chức của doanh nghiệp, đánh giá khách quan tình hình hình hoạt động. Cũng như đưa ra nhận xét tổng thể về độc lập hệ thống, tổ chức và quy trình thực hiện. Phải đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin tài chính, số liệu kế toán. Bao gồm các vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hoá. Và thúc đẩy, phát triển doanh nghiệp bền vững. Hạn chế những rủi ro trong gian lận, phát hiện và xử lý kịp thời.

Vai trò công việc kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ nắm giữ vai trò chủ chốt trong quá trình hoạt động kinh doanh. Có ý nghĩa lớn đối với các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình quản trị. Kiểm toán trong công ty cung cấp khả năng và phán đoán rủi ro cao. Từ đó, đánh giá hiệu quả trong các giai đoạn kiểm tra nội bộ. Bên cạnh đó, cũng kiểm soát các kế hoạch, thực hiện của quản trị công ty và bộ phận kế toán. Tư vấn xây dựng quy trình, tư vấn các dự án mới trong kế hoạch. Và cả tư vấn về việc đánh giá quản trị rủi ro tốt chưa. Đảm bảo quy trình các hoạt động diễn ra đúng theo kế hoạch. Nhằm đưa ra đánh giá tổng quan và chính xác về năng suất kiểm soát và hiệu suất quy trình đó. 

Ngoài ra, kiểm toán còn giúp việc đánh giá nội bộ báo cáo trực tiếp trở nên minh bạch hơn. Khi gửi lên Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc liên quan đến tài chính, tình hình kinh doanh. Chính vì vậy, công việc kiểm toán trong doanh nghiệp diễn ra thường xuyên liên tục để đạt hiệu quả cao.

 

Trách nhiệm kiểm toán nội bộ

Chức năng quan trọng 

Kiểm toán nội bộ đóng vai trò như một quan sát viên. Không chỉ giám sát, kiểm kê mà còn là người bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp, tổ chức. Để đảm bảo các hoạt động doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ quy định. Kiểm soát được phạm trù đạo đức kinh doanh và quy chế hoạt động hợp lệ quy định.

Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng chính là người gánh vác trách nhiệm nhiều nhất khi có vấn đề xảy ra. Vì vậy, kiểm toán luôn theo dõi và phát hiện ra lỗi sai để khắc phục vấn đề kịp thời. Cùng với đó, phân tích, kiểm tra thông tinh, quy trình phòng ban hoạt động. Và sẵn sàng hỗ trợ chủ doanh nghiệp để đưa ra quyết định đúng đắn. Cải thiện những điểm khó khăn trong hệ thống quản lý. Nhờ đó, doanh nghiệp ngày càng phát triển và hoạt động năng suất hơn mà ít xảy ra tình trạng gian lận.

Phân loại kiểm toán nội bộ 

+Đánh giá tuân thủ quy định: Xem xét các giấy tờ báo cáo đã đúng theo quy định ban hành. Nếu bắt gặp trường hợp không đúng quy định, sẽ bị xử phạt theo điều lệ pháp luật quốc gia.

+Kiểm toán môi trường: là công việc mà kiểm toán cần đánh giá tác động hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với môi trường. Kiểm tra lại những điều lệ trong Luật môi trường, mà doanh nghiệp đã tuân thủ đúng chưa.

+Kiểm toán CNTT: là bộ phận đảm bảo độ chính xác thông tin, tính bảo mật nội bộ. Cũng như, không tiết lộ thông tin khách hàng ra bên ngoài và sở hữu riêng tài sản trí tuệ.

+Đánh giá hoạt động: Kiểm soát các cơ chế tổ chức, kế hoạch dự án cũ và mới. Xem xét độ hiệu quả tổng thể, độ tin cậy trọng kế hoạch đó.

+Đánh giá hiệu suất: Từ những hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Kiểm toán trong doanh nghiệp đánh giá hiệu suất đạt theo những chỉ số lãnh đạo đưa ra. 

Kết luận

Tóm lại, kiểm toán nội bộ có ý nghĩa cực kỳ to lớn đến với mỗi doanh nghiệp. Là bộ phận chịu trách nhiệm cho các quy trình thực hiện kinh doanh theo điều lệ. Vì thế, phải chắc chắn rằng kiểm toán đã hiểu rõ bản chất để hạn chế được rủi ro xảy ra. Hãy ghé đến Vienketoan.vn để được dịch vụ tư vấn thuế nhiệt tình và chính xác nhất nhé!