0916 636 419 ketoan@vienketoan.vn
Trang chủ Nghiệp Vụ Kế Toán Dịch vụ đào tạo kế toán viên công chứng bài bản nhất

Dịch vụ đào tạo kế toán viên công chứng bài bản nhất

Kế toán viên công chứng thường hoạt động một trong ba lĩnh vực sau: dịch vụ thuế; dịch vụ kiểm toán hoặc dịch vụ quản lý. Vậy làm thế nào để có thể trở thành một kế toán viên công chứng. Hãy cùng Viện Kế Toán tìm hiểu về khái niệm cũng như cách trở thành kế toán công chứng qua bài viết dưới đây nhé!

Kế toán viên công chứng là gì?

Kế toán viên công chứng ( Certified Public Accountant - CPA)- là thuật ngữ dùng để chỉ lĩnh vực chuyên môn; trong đó các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp kế toán được cung cấp cho các cá nhân; doanh nghiệp; tổ chức dưới dạng dịch vụ từ những cá nhân hành nghề kế toán độc lập (kế toán viên công chứng); hoặc các công ty chuyên hành nghề kế toán. 

Làm thế nào để trở thành kế toán viên công chứng?

Làm thế nào để có chứng chỉ hành nghề kế toán viên công chứng?

Đáp ứng các yêu cầu nền tảng kiến thức chuyên môn tối thiểu CPA/APC của Bộ tài chính

Để được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán (APC), bạn cần thi qua 4 môn:

  • Môn 1: Tài chính và quản lý tài chính nâng cao 

  • Môn 2: Thuế và quản lý thuế nâng cao 

  • Môn 3: Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp 

  • Môn 4: Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao 

Lưu ý: 

  •  Các môn thi không được dưới 5 điểm

  • Tổng điểm 4 môn không được dưới 25 điểm

Để được cấp chứng chỉ hành nghề kiếm toán (CPA), bạn cần thi qua các môn:

  • Môn 5: Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao

  • Môn 6: Phân tích hoạt động tài chính nâng cao

  • Môn 7: Ngoại ngữ ( tiếng Anh) 

Lưu ý: 

  • Đạt tổng điểm từ 38 điểm trở lên cho 6 môn thi (Không bao gồm môn Ngoại ngữ)

  • Các môn thi đạt từ điểm 5 trở lên

Alt: Cần có kiến thức chuyên môn

Đủ số năm kinh nghiệm làm việc tối thiểu trong lĩnh vực kế toán kiểm toán 

  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng đại học các chuyên ngành khác có tổng số đơn vị học trình; (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trên tổng số học trình( hoặc tiết học) cả khóa học trở lên.

  • Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 36 tháng trở lên; tính từ tháng quyết định ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học; hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi. Hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán, ở doanh nghiệp kiểm toán từ 48 tháng trở lên; tính từ tháng ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học đến thời điểm đăng ký dự thi.

Alt: Đủ số năm kinh nghiệm

Hoàn thành khóa học ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán kiểm toán 

Khai phá những bí kíp ôn thi được chia sẻ trực tiếp từ các chuyên gia giảng dạy chứng chỉ CPA có kinh nghiệm đào tạo cho hàng ngàn người vượt qua kỳ thi một cách dễ dàng.

Lộ trình học tập dành riêng cho bạn:

  • Phương pháp học tập trên lớp được dẫn dắt bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm.

  • Tham gia các chương trình học nhóm có đội ngũ chuyên gia cao cấp đến từ các hãng kiểm toán Big4 làm trợ giảng.

  • Tham gia chương trình tổng ôn, tổng hợp lại các kiến thức cốt lõi, hệ thống lại các dạng bài tập sát đề thi.

  • Tham gia chương trình thi thử để đánh giá năng lực học tập và rèn luyện tâm lý trước khi vào phòng thi chính thức.

Alt: Chứng chỉ hành nghề kế toán

Vượt qua kỳ thi chứng chỉ hành nghề do Bộ tài chính tổ chức để trở thành kế toán viên công chứng

Người dự thi phải làm một bài thi viết trong thời gian 180 phút. Môn thi Ngoại ngữ, người dự thi phải làm một bài thi viết trong thời gian 120 phút.

Hội đồng thi tổ chức ít nhất mỗi năm một kỳ thi vào quý III hoặc quý IV. Trước ngày thi ít nhất 60 ngày, Hội đồng thi thông báo chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian, địa điểm và các thông tin cần thiết khác liên quan đến kỳ thi.

Trong thời hạn chậm nhất 60 ngày kể từ ngày kết thúc thi, Hội đồng thi phải công bố kết quả thi từng môn thi và thông báo cho người dự thi. Trường hợp đặc biệt cần kéo dài thời gian công bố, Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nhưng thời gian kéo dài không quá 30 ngày.

Đăng ký giấy phép hành nghề kế toán kiểm toán

Bước cuối cùng để có được giấy phép hành nghề kế toán kiểm toán ở Việt Nam. Bạn phải hoàn thành Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề kế toán kiểm toán do Bộ tài chính cấp. Bạn phải xác minh các hình thức pháp lý và kinh nghiệm thực tiễn.


Trên đây là các giải đáp về kế toán viên công chứng Viện Kế Toán muốn chia sẻ đến bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số dịch vụ đào tạo khác tại Viện kế toán. 

 
Copyright © 2018 by VIỆN KẾ TOÁN VIỆT NAM

Liên hệ Tư vấn (24/7)0916.636.419