Các bước cơ bản để tiến hành chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Hiện nay, chuyển đổi số trong doanh nghiệp như là một xu hướng tất yếu của thời đại. Khi thế giới và thị trường đang có những biến chuyển mạnh mẽ, đòi hỏi các doanh nghiệp cũng phải có chiến lược hoạt động phù hợp. Vào năm 2019, chính phủ nước ta cũng đã giao nhiệm vụ cho Bộ Thông tin & Truyền thông lên kế hoạch xây dựng Đề án Chuyển đổi số quốc gia.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì?
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là quá trình thay đổi tư duy và mô hình hoạt động truyền thống sang mô hình kỹ thuật số. Thực hiện chuyển đổi số là áp dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin vào quá trình vận hành để tối ưu được các lợi ích của doanh nghiệp.
Một số công nghệ được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến như sử dụng các công nghệ mới như Big Data, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây… Các công nghệ này sẽ được các doanh nghiệp dùng để thu thập, phân tích dữ liệu và tự động hóa quy trình trong kinh doanh.
Một số lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số là:
-
Tăng năng suất và hiệu quả hoạt động;
-
Tiếp cận được nhiều khách hàng và cải thiện để đáp ứng trải nghiệm của khách;
-
Mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng doanh thu;
-
Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường;
-
Tối ưu hóa quy trình quản lý doanh nghiệp;
-
Cắt giảm chi phí và bảo vệ môi trường - phát triển bền vững.
Các bước cơ bản để doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả
Bối cảnh chuyển đổi số trong doanh nghiệp dần trở nên phổ biến. Thế nhưng hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa tìm ra được kế hoạch thay đổi phù hợp để thực hiện hiệu quả. Mỗi doanh nghiệp sẽ cần điều chỉnh các bước trong quy trình chuyển đổi số. Dưới đây là 5 bước cơ bản mà doanh nghiệp cần lưu ý.
Bước 1: Đánh giá hiện trạng
Trước khi thực hiện chuyển đổi số, nhà quản trị cần đánh giá thực trạng mọi mặt của doanh nghiệp. Việc đánh giá cần thực hiện qua 4 nhóm yếu tố:
-
Phân tích các tác động và xu hướng bên ngoài
Doanh nghiệp cần liệt kê, phân tích các tác động và xu hướng bên ngoài. Chẳng hạn như nhu cầu, mong muốn của khách hàng; những rào cản khi tung ra sản phẩm mới, mức độ ảnh hưởng của các sản phẩm/dịch vụ và mức độ cạnh tranh…
-
Phân tích mô hình hoạt động trong doanh nghiệp và tình hình kinh doanh hiện tại
Thực trạng hoạt động của công ty cần được đánh giá, phân tích chi tiết. Vì tình hình hoạt động của doanh nghiệp phản ánh quy trình vận hành, nhân lực, tài chính… có tốt hay không.
Bước 2: Xác định mục tiêu chuyển đổi số
Tiếp theo, doanh nghiệp cần đề ra những mục tiêu phù hợp với khả năng thực hiện của mình. Các mục tiêu cần cân đối với năng lực của nguồn nhân lực hiện tại. Bên cạnh đó, các mục tiêu của chuyển đổi số cũng phải rõ ràng, cụ thể để có thể hoàn thành tốt ở những bước sau.
Bước 3: Lập kế hoạch chuyển đổi
Nhà quản trị cần lên kế hoạch những hoạt động cần thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Kế hoạch sẽ bao gồm tiến độ hoàn thành, kết quả cần đạt được. Kế hoạch càng cụ thể và chi tiết, thời gian của mỗi bước thực hiện rõ ràng thì tiến độ hoàn thành công việc cũng nhanh hơn và đạt kết quả tốt hơn.
Bước 4: Đào tạo và thay đổi nhân viên
Nhân viên là yếu tố quan trọng của quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Họ sẽ là những người cùng hỗ trợ và thực hiện kế hoạch này. Do đó, doanh nghiệp cần lập một đội ngũ nhân lực được đào tạo kỹ lưỡng, có chuyên môn cao.
Song song, môi trường làm việc trong doanh nghiệp nên thoải mái, không tạo nhiều áp lực. Vì nếu môi trường làm việc quá gò bó và áp đặt quá nhiều quy định thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của kế hoạch.
Bước 5: Thực hiện triển khai kế hoạch chuyển đổi
Hoàn thành xong các bước trên, doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện kế hoạch chuyển đổi số. Trong quá trình thực hiện, các thao tác, dữ liệu, thông tin, vấn đề ở từng giai đoạn, doanh nghiệp cần ghi nhận lại để có dữ liệu cho việc đánh giá,
Bước 6: Đo lường và theo dõi
Nhà quản trị và toàn bộ doanh nghiệp sẽ theo dõi sát sao quy trình thực hiện kế hoạch. Doanh nghiệp cần đo lường các thông số thực tế so với các thông số trong mục tiêu. Trong quá trình theo dõi, nếu kế hoạch có những điểm hạn chế, doanh nghiệp sẽ đưa ra các biện pháp để khắc phục ngay lập tức.