0916 636 419 ketoan@vienketoan.vn
Trang chủ Thành Lập Doanh Nghiệp Cách mở lại mã số thuế khi bị đóng?

Cách mở lại mã số thuế khi bị đóng?


Mã số thuế đối với một công ty, doanh nghiệp vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, do một số vấn đề mà doanh nghiệp bị đóng mã số thuế và buộc phải ngừng hoạt động. Vậy đóng mã số thuế là gì? Tại sao doanh nghiệp lại bị đóng mã số thuế và cách mở lại mã số thuế khi bị đóng như thế nào?
 
 
Khái niệm đóng mã số thuế 
 
Đóng mã số thuế là trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế bị khóa, bị đóng buộc công ty bị phải ngừng hoạt động, không thể thực hiện các công việc liên quan đến mã số thuế như: nộp tờ khai, nộp thuế, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh…
 
Nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp bị đóng mã số thuế
 
Doanh nghiệp bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (đóng mã số thuế) khi vi phạm các hành vi sau:
 
  • Do doanh nghiệp ngừng khai thuế, nộp thuế mà không thông báo với cơ quan thuế.
  • Quá thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế (nợ thuế), cơ quan thuế gửi công văn thông báo mà không có phản hồi từ phía doanh nghiệp.
  • Khi cơ quan thuế kiểm tra không thấy doanh nghiệp hoạt động tại cơ sở đã đăng ký với cơ quan thuế.
  • Không nhận được thông báo của Chi cục thuế trực tiếp quản lý.
  • Không có bộ phận theo dõi kê khai và nộp thuế để thực hiện những quy định và thông báo của cơ quan thuế.
  • Có hành vi vi phạm pháp luật thuế như: mua bán hóa đơn, kinh doanh ngành nghề pháp luật cấm,…
Khi bị đóng mã số thuế, doanh nghiệp không được thực hiện những hoạt động nào?
 
Theo quy định của Chi cục thuế và Bộ Tài chính, trường hợp doanh nghiệp bị đóng mã số thuế thì không được phép thực hiện những hoạt động sau:
  • Không được phép xuất hóa đơn bán hàng hóa, nếu doanh nghiệp tiếp tục sử dụng hóa đơn, thì hóa đơn đó là hóa đơn bất hợp pháp
  • Không nộp được tờ khai thuế giá trị gia tăng.
  • Không nộp được báo cáo sử dụng hóa đơn.
  • Không nộp được các loại thuế theo hình thức nộp qua mạng.
  • Bị thu hồi giấy phép kinh doanh.
Cách mở lại mã số thuế khi bị đóng?
 
Để được mở mã số thuế và tiếp tục hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện các việc sau:
  • Tìm hiểu lý do bị đóng mã số thuế.
  • Khắc phục các hành vi vi phạm dẫn đến bị đóng mã số thuế (thay đổi trụ sở nếu không hoạt động tại trụ sở, nộp đầy đủ các loại tờ khai theo quy định).
  • Gửi công văn xin mở mã số thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan thuế sẽ lập biên bản vi phạm đối với người nộp thuế và ra quyết định phạt đối với các hành vi vi phạm của người nộp thuế (mức phạt cao hay thấp, nặng hay nhẹ tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm và mức độ vi phạm của người nộp thuế).
  • Sau khi người nộp thuế chấp hành xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì cơ quan thuế sẽ thực hiện các thủ tục mở lại mã số thuế cho doanh nghiệp.

=> Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế sẽ bị giới hạn hoạt động kinh doanh rất nhiều và gần như bị coi là đã dừng hoạt động. Vì vậy, để tránh tình trạng đóng băng hoạt động kinh doanh (đóng mã số thuế) thì doanh nghiệp cần chú ý đến việc nộp thuế đúng kỳ hạn cũng như câp nhât liên tục những thông tư mới để áp dụ̣ng cho doanh nghiệp.

Liên hệ 0916636419 để Viện Kế Toán hỗ trợ thủ tục mở mã số thuế doanh nghiệp khi bị khóa
Copyright © 2018 by VIỆN KẾ TOÁN VIỆT NAM

Liên hệ Tư vấn (24/7)0916.636.419