0916 636 419 ketoan@vienketoan.vn
Trang chủ Chữ ký số- Hoá đơn điện tử Quy định về hoá đơn điện tử theo Thông tư 78 và Nghị định 123 cần biết !

Quy định về hoá đơn điện tử theo Thông tư 78 và Nghị định 123 cần biết !

Nghị định 123 và Thông tư 78 có nhiều thay đổi quan trọng về hóa đơn điện tử, mục đích là giúp tối ưu vấn đề hoá đơn điện tử giữa cá nhân, doanh nghiệp và cơ quan thuế.

Việc cập nhật đầy đủ các quy định mới về hoá đơn điện tử (HĐĐT) không chỉ giúp công ty/ doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi mà còn giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng theo quy định đang hiện hành, hạn chế tối đa những rủi ro bị phạt hành chính.

Để hỗ trợ kế toán, công ty/ doanh nghiệp trong bài viết này
Viện Kế Toán- Công ty cung cấp dịch vụ kế toán sẽ tổng hợp những thông tin cơ bản về hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo Nghị định 123 và Thông tư 78 , hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

 
Quy định về hoá đơn điện tử theo Thông tư 78 và Nghị định 123 cần biết !

1. Hình thức của hoá đơn điện tử (HĐĐT) hiện nay

Hiện nay có 3 hình thức hoá đơn điện tử (HĐĐT), đó là:
 
Hình thức của hoá đơn điện tử (HĐĐT) hiện nay
 

- Hóa đơn điện tử (HĐĐT) có mã của cơ quan thuế

Đây là loại hóa đơn được CQT cấp mã trước khi CÁC tổ chức, cá nhân bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ gửi đến người mua.

Mã của CQT sẽ gồm có:

+ Số giao dịch: đây là dãy số duy nhất được hệ thống CQT tạo ra.

+ Chuỗi ký tự mã hóa: sẽ được CQT mã hóa dựa trên thông tin hóa đơn do người bán, công ty, doanh nghiệp đã lập trước đó.

- Hóa đơn điện tử không có mã của CQT

Đây là một loại hóa đơn do tổ chức bán hàng hóa/ dịch vụ phát hành, không có mã của CQT.

>>> Được áp dụng cho mọi trường hợp, và không phân biệt giá trị của từng lần bán hàng/ cung cấp dịch vụ.

 
 

2. Quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) cho từng trường hợp

2.1. Đối với hóa đơn điện tử (HĐĐT) có mã của CQT

Đối tượng được sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) có mã của CQT:

- Đối với công ty/ doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế:

Bị CQT thông báo và yêu cầu chuyển đổi từ hóa đơn điện tử (HĐĐT) không có mã sang hóa đơn điện tử có mã của CQT.

- Đối với công ty/ doanh nghiệp có nhu cầu tự nguyện:

Các công ty/ doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) không có mã nếu có nhu cầu, có thể nộp hồ sơ xin chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã, trừ trường hợp không thuộc diện bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) có mã.

- Đối với HKD, cá nhân kinh doanh:

+ Nếu nộp thuế theo phương pháp kê khai trực tiếp: thì bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của CQT.

+ Nộp thuế theo phương pháp khoán: nếu có nhu cầu sử dụng hóa đơn, CQT sẽ tiến hành cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh cho HKD, cá nhân kinh doanh.

+ Nộp thuế theo từng lần phát sinh: CQT sẽ cấp lẻ hóa đơn điện tử (HĐĐT) cho từng lần phát sinh khi có yêu cầu.

 
 

2.2. Đối tượng được sử dụng hóa đơn bán hàng có mã của CQT

Theo quy định mới, thì hóa đơn bán hàng có mã của CQT được cấp theo từng lần phát sinh đối với các trường hợp sau:

- Đối với HKD, cá nhân kinh doanh: không đáp ứng điều kiện sử dụng HĐĐT có mã của CQT nhưng cần xuất hóa đơn để giao cho khách hàng.

- Tổ chức không kinh doanh: có phát sinh giao dịch bán hàng hóa hoặc là cung ứng dịch vụ.

- Công ty/ doanh nghiệp trong tình trạng ngừng hoạt động hoặc giải thể:

+ Doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, hoặc tạm ngưng: đã chấm dứt hiệu lực MST nhưng cần hóa đơn để thanh lý tài sản.

+ Doanh nghiệp ngừng hoạt động chưa hoàn tất thủ tục chấm dứt MST: cần xuất hóa đơn để thanh lý tài sản.

+ Doanh nghiệp đã tạm ngừng kinh doanh: cần xuất hóa đơn cho các hợp đồng đã ký trước khi thông báo tạm ngừng kinh doanh.

- Trường hợp bị cưỡng chế hóa đơn: công ty/ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hoặc cá nhân kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp bị CQT cưỡng chế hóa đơn.

2.3. Đối tượng được sử dụng hóa đơn GTGT

Hóa đơn GTGT có mã của CQT sẽ được cấp theo từng lần phát sinh cho các đối tượng sau:

- Công ty/ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

+ Ngừng hoạt động chưa hoàn tất thủ tục chấm dứt MST cần hóa đơn để thanh lý tài sản.

+ Tạm ngừng hoạt động kinh doanh: cần hóa đơn để thực hiện các hợp đồng đã ký trước khi thông báo tạm ngừng kinh doanh.

+ Bị CQT cưỡng chế hóa đơn: công ty/ doanh nghiệp thuộc diện này vẫn có thể yêu cầu CQT cấp hóa đơn để hoàn thành nghĩa vụ với khách hàng hoặc đối tác.

- Tổ chức, cơ quan nhà nước:

Không áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nhưng có phát sinh hoạt động bán đấu giá tài sản.

Trong trường hợp tài sản đấu giá trúng thầu có thuế GTGT, CQT sẽ cấp hóa đơn giá trị gia tăng theo từng lần phát sinh.

 
 

2.4. Đối tượng được sử dụng hóa đơn không có mã của CQT

- Công ty/ doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh trong 15 lĩnh vực trọng điểm: điện lực, xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải (bao gồm hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy); nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế; kinh doanh TMĐT, siêu thị, thương mại.

- Công ty/ doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất và hệ thống:

Đảm bảo cơ sở vật chất và hệ thống phần mềm có khả năng lập, tra cứu, lưu trữ hóa đơn điện tử theo quy định.
Hệ thống phải có khả năng truyền dữ liệu hóa đơn đến người mua và đồng thời kết nối với cơ quan thuế một cách chính xác, kịp thời.

- Trường hợp chuyển đổi từ hóa đơn có mã sang không có mã:

Theo Khoản 2 Điều 5 Thông tư 78, công ty/ doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế nhưng muốn chuyển đổi:
Sau 12 tháng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của CQT, nếu công ty/ doanh nghiệp có nhu cầu chuyển sang sử dụng hóa đơn không có mã, có thể nộp hồ sơ yêu cầu.

Các công ty/ doanh nghiệp sẽ tiến hành gửi hồ sơ yêu cầu thay đổi thông tin hóa đơn điện tử đến CQT.

Sau đó CQT sẽ căn cứ Điều 15 Nghị định 123 để đánh giá và quyết định về việc chuyển đổi này.

>>> Trên đây là một số thông tin cơ bản về quy định sử dụng hoá đơn điện tử (HĐĐT) nếu cần tư vấn thêm thì hãy liên hệ ngay với  
Viện Kế Toán- Công ty cung cấp dịch vụ kế toán qua HOTLINE: 0916.636.419 để được hỗ trợ ngay nhé!
Copyright © 2018 by VIỆN KẾ TOÁN VIỆT NAM

Liên hệ Tư vấn (24/7)0916.636.419