Hướng dẫn các bút toán điều chỉnh sau quyết toán thuế
Các bút toán điều chỉnh sau quyết toán thuế: Hạch toán truy thu thuế GTGT, TNDN, TNCN; điều chỉnh chênh lệch hàng tồn kho, tiền mặt và xử lý tiền phạt do nộp chậm thuế… Theo dõi ngay bài viết này của Viện Kế Toán - công ty dịch vụ kế toán trọn gói!
I. Điều chỉnh thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN sau quyết toán
1. Điều chỉnh thuế GTGT và thuế TNDN sau quyết toán
Sau khi quyết toán thuế, nếu phát hiện sai sót dẫn đến việc tăng số thuế TNDN phải nộp hoặc giảm số thuế GTGT được khấu trừ (kéo theo tăng thuế GTGT phải nộp), doanh nghiệp cần hạch toán theo hướng dẫn dưới đây khi nhận thông báo từ cơ quan thuế:
Trường hợp doanh nghiệp lỗ (có số dư Nợ 4211):
-
Ghi nhận chi phí vào tài khoản Nợ 811:
-
Có TK 3334: Khoản thuế TNDN bổ sung;
-
Có TK 33311: Khoản thuế GTGT phải nộp thêm.
-
Lưu ý: Chi phí này không được khấu trừ khi tính thuế TNDN và cần kê khai tại chỉ tiêu [B4] – “Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế” trên tờ khai thuế TNDN.
Trường hợp doanh nghiệp có lãi (có số dư Có 4211):
Với doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên:
-
Nợ TK 4211
-
Có TK 3334: Truy thu thuế TNDN
-
Có TK 33311: Khoản thuế GTGT phải nộp thêm
-
Với công ty cổ phần và công ty TNHH từ hai thành viên trở lên:
-
Nếu hội đồng thành viên đồng ý đưa vào lợi nhuận năm trước:
-
Nợ TK 4211
-
Có TK 33311, TK 3334
-
-
Nếu hội đồng thành viên quyết định trừ vào lợi nhuận chia cổ tức:
-
Nợ TK 811
-
Có TK 33311, TK 3334
-
Một số trường hợp điều chỉnh thuế GTGT:
-
Nếu điều chỉnh làm giảm số thuế GTGT được khấu trừ nhưng không tăng số thuế phải nộp:
-
Nợ TK 4211
-
Có TK 1331
-
-
Nếu số thuế GTGT được khấu trừ tăng thêm:
-
Nợ TK 33311
-
Có TK 4211
-
-
Nếu giảm số thuế GTGT đầu ra:
-
Nợ TK 33311
-
Có TK 4211
-
2. Điều chỉnh thuế TNCN sau quyết toán
Nếu doanh nghiệp bị truy thu thuế TNCN, cần xác định xem khoản thuế này do nhân viên tự chi trả hay doanh nghiệp gánh chịu.
Nếu nhân viên tự chi trả (khấu trừ vào lương):
-
Nợ TK 334 (giảm lương nhân viên)
-
Có TK 3335 (thuế TNCN truy thu)
Nếu công ty chịu trách nhiệm thanh toán:
-
Nếu doanh nghiệp lỗ (số dư Nợ 4211):
-
Nợ TK 811
-
Có TK 3335
-
-
Nếu doanh nghiệp có lãi và hội đồng thành viên chấp nhận tính vào lợi nhuận năm trước:
-
Nợ TK 4211
-
Có TK 3335
-
3. Hạch toán thuế nộp vào ngân sách nhà nước
Khi thực hiện nộp thuế, doanh nghiệp ghi nhận như sau:
-
Nợ TK 33311 (thuế GTGT phải nộp)
-
Nợ TK 3334 (thuế TNDN bị truy thu)
-
Nợ TK 3335 (thuế TNCN bị truy thu)
-
Có TK 1111/112 (tiền mặt/tài khoản ngân hàng)
Ngoài ra, nếu có điều chỉnh giảm số thuế GTGT được khấu trừ, doanh nghiệp cần kê khai bổ sung vào chỉ tiêu 37 – "Điều chỉnh tăng" trên tờ khai thuế GTGT của kỳ hiện tại theo kết quả thanh tra, kiểm tra thuế.
Ví dụ thực tế
Công ty A (TNHH hai thành viên) bị truy thu thuế theo kết quả kiểm tra ngày 25/05/2022 liên quan đến năm 2020:
-
Tổng số thuế bị truy thu: 70.000.000 đồng, gồm:
-
Thuế GTGT: 20.000.000 đồng
-
Thuế TNDN: 50.000.000 đồng
-
Công ty A có số lỗ lũy kế năm trước là 150.000.000 đồng (số dư Nợ 4211).
Hạch toán truy thu thuế sau khi nhận biên bản kiểm tra:
-
Nợ TK 811: 70.000.000 đồng
-
Có TK 33311: 20.000.000 đồng
-
Có TK 3334: 50.000.000 đồng
Hạch toán khi nộp thuế vào ngân sách nhà nước:
-
Nợ TK 3334: 50.000.000 đồng
-
Nợ TK 33311: 20.000.000 đồng
- Có TK 1111/112: 70.000.000 đồng
II. Xử lý chênh lệch hàng tồn kho và tiền mặt
1. Trường hợp phát hiện thừa hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm, công cụ dụng cụ hoặc tiền mặt (Khi kiểm kê thực tế lớn hơn số liệu trên sổ sách)
Trong mọi trường hợp phát hiện hàng hóa dư thừa, doanh nghiệp cần lập biên bản kiểm kê và xác định nguyên nhân trước khi tiến hành điều chỉnh sổ sách kế toán.
Nếu nguyên nhân là do sai sót trong việc đo lường, nhập liệu hoặc quên ghi nhận, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh sổ kế toán cho phù hợp.
Nếu chưa xác định được nguyên nhân và cần chờ quyết định từ Ban Giám đốc, hạch toán như sau:
-
Nợ TK 156/155/152/153/1111 (Giá trị hàng hóa hoặc tiền mặt thừa)
-
Có TK 3381 – Tài sản thừa chờ xử lý
Khi có quyết định xử lý của Ban Giám đốc, hạch toán theo từng trường hợp cụ thể:
-
Nếu hàng thừa là do nhà cung cấp giao nhầm và doanh nghiệp quyết định mua số hàng thừa đó:
-
Nợ TK 3381 – Tài sản thừa chờ xử lý
-
Có TK 331 – Phải trả nhà cung cấp
-
-
Nếu hàng thừa do nhà cung cấp giao nhầm và được trả lại:
-
Nợ TK 3381
-
Có TK 152/155/156/153
-
-
Nếu không xác định được nguyên nhân, Ban Giám đốc quyết định ghi nhận vào thu nhập khác:
-
Nợ TK 3381
-
Có TK 711 – Thu nhập khác
-
2. Trường hợp phát hiện thiếu hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm, công cụ dụng cụ hoặc tiền mặt (Khi kiểm kê thực tế nhỏ hơn số liệu trên sổ sách)
Nếu chưa xác định được nguyên nhân và cần chờ quyết định xử lý, hạch toán như sau:
-
Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý
-
Có TK 156/152/155/153/1111 (Giá trị hàng hóa hoặc tiền mặt bị thiếu)
Khi có quyết định xử lý của Ban Giám đốc:
-
Nếu người gây ra sai sót bồi thường bằng tiền mặt:
-
Nợ TK 1111
-
Có TK 1381
-
-
Nếu khoản thiếu hụt được trừ vào lương nhân viên gây ra sai sót:
-
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
-
Có TK 1381
-
-
Nếu giá trị hao hụt của hàng hóa, nguyên vật liệu hoặc công cụ dụng cụ không thể bồi thường và được tính vào giá vốn:
-
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
-
Có TK 1381
-
III. Xử lý các tình huống khác sau quyết toán thuế
1. Trường hợp kê khai sai chi phí
-
Một số chi phí không được chấp nhận khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nhưng doanh nghiệp vẫn kê khai, dẫn đến sai lệch số chi phí được trừ. Nếu doanh nghiệp trong giai đoạn quyết toán đang lỗ, và tổng chi phí không hợp lệ thấp hơn mức lỗ, thì sẽ không bị truy thu thuế GTGT hay TNDN. Thay vào đó, cơ quan thuế sẽ điều chỉnh và giảm số lỗ của doanh nghiệp.
-
Khi số lỗ bị giảm theo quyết định thanh tra, doanh nghiệp không cần ghi nhận bút toán điều chỉnh trên sổ sách kế toán. Tuy nhiên, cần theo dõi số lỗ bị giảm này để xác định giá trị chuyển lỗ cho các năm sau. Việc chuyển lỗ thực hiện theo Phụ lục 03-2/TNDN trong tờ khai quyết toán thuế TNDN, với thời gian tối đa không quá 5 năm kể từ năm kế tiếp năm phát sinh lỗ.
Ví dụ minh họa:
-
Năm 2021, công ty X có số lỗ trên báo cáo tài chính là 200 triệu đồng.
-
Năm 2022, qua kiểm tra thuế cho năm 2021, cơ quan thuế kết luận doanh nghiệp kê khai sai một số chi phí thanh toán bằng tiền mặt trên 20 triệu đồng, dẫn đến giảm lỗ 50 triệu đồng.
-
Theo quyết toán kế toán, số lỗ đầu năm vẫn là 200 triệu đồng, nhưng theo cơ quan thuế, chỉ được chấp nhận 150 triệu đồng để làm căn cứ chuyển lỗ trong những năm tiếp theo.
2. Trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính và phạt chậm nộp
-
Nếu doanh nghiệp kê khai sai dẫn đến thiếu thuế phải nộp, sẽ bị xử phạt theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, với mức phạt bằng 20% số thuế bị truy thu.
-
Nếu sai sót không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp, mức phạt được quy định tại Điều 12 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, cụ thể:
-
Phạt từ 500.000 - 1.500.000 đồng nếu sai sót không ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế.
-
Phạt từ 1.500.000 - 2.500.000 đồng nếu kê khai sai trên tờ khai thuế hoặc phụ lục nhưng không ảnh hưởng nghĩa vụ thuế.
-
Phạt từ 5.000.000 - 8.000.000 đồng nếu kê khai sai có ảnh hưởng đến xác định nghĩa vụ thuế.
-
-
Ngoài ra, khi bị truy thu thuế GTGT, TNDN, doanh nghiệp còn phải chịu tiền chậm nộp, được tính theo mức 0.03%/ngày trên số tiền thuế nộp chậm, theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 130/2016/TT-BTC.
-
Khi nhận được quyết định xử phạt hành chính hoặc chậm nộp thuế, doanh nghiệp hạch toán chi phí này vào chi phí khác của năm nhận quyết định:
-
Nợ TK 811 – Chi phí khác (số tiền phạt)
-
Có TK 3339 – Các khoản tiền phạt phải nộp
-
-
Khi thực hiện nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước:
-
Nợ TK 3339 – Tổng tiền phạt và tiền chậm nộp
-
Có TK 1111/1121 – Số tiền nộp ngân sách
-
-
Lưu ý: Khi quyết toán thuế TNDN, khoản tiền phạt này không được tính vào chi phí hợp lệ để khấu trừ thuế.
Ví dụ minh họa:
Tiếp tục ví dụ trước, giả sử:
-
Năm 2021, công ty A không bị truy thu thuế nhưng bị giảm lỗ 100 triệu đồng.
-
Tiền phạt do khai sai làm tăng số thuế GTGT phải nộp: 4 triệu đồng (20% số thuế bị truy thu).
-
Tiền phạt do kê khai sai làm tăng số thuế TNDN phải nộp: 10 triệu đồng.
-
Phạt hành vi kê khai sai không ảnh hưởng số thuế phải nộp năm 2021: 6.5 triệu đồng.
Hạch toán:
-
Ghi nhận khoản phạt:
-
Nợ TK 811: 16.500.000 đồng
-
Có TK 3339: 16.500.000 đồng
-
-
Khi nộp phạt:
-
Nợ TK 3339: 16.500.000 đồng
- Có TK 1111/1121: 16.500.000 đồng
-
Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục, hồ sơ và điều kiện để được hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT/VAT).!
Nếu quý khách còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Viện Kế Toán qua HOTLINE: 0916.636.419 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, tận tâm.
Xem thêm các dịch vụ của Viện Kế Toán tại:
>> Dịch vụ kê khai thuế ban đầu;
>> Dịch vụ gỡ rối sổ sách kế toán;
>> Dịch vụ quyết toán thuế TNDN
>> Dịch vụ báo cáo thuế, BCTC cuối năm
>> Dịch vụ kế toán trọn gói