Cách đọc và hiểu báo cáo kết quả kinh doanh (Income Statement)

Báo cáo kết quả kinh doanh là hoạt động cung cấp những thông tin trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình phát triển thông qua kết quả doanh thu, các chi phí khác… Vậy để nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, các nhà quản trị cần hiểu rõ về báo cáo kinh doanh.

 
 

 

Các thành phần của báo cáo kết quả kinh doanh

Bản báo cáo kết quả kinh doanh được lập dựa trên các mục doanh thu và chi phí. Các mục này chia ra thành 4 phần chính như sau: 

 

Doanh thu của doanh nghiệp

Doanh thu thể hiện các khoản tiền thu được từ việc tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ. Cụ thể ở phần này bao gồm:

  1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu ở phần này không gồm thuế giá trị gia tăng.

  2. Các khoản giảm trừ doanh thu: chiết khấu, giảm giá…. 

  3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: doanh số từ các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đã trừ đi các khoản giảm trừ.

  4. Doanh thu hoạt động tài chính: tổng doanh thu từ các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
     

 

Chi phí và lợi nhuận gộp

  1. Giá vốn bán hàng: tổng vốn của sản phẩm, chi phí sản xuất để cho ra sản phẩm.

  2. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Phản ánh số liệu chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn bán hàng. Tức lấy doanh thu bán hàng trừ đi giá vốn bán hàng.
     

Chi phí hoạt động và lợi nhuận hoạt động

  1. Chi phí tài chính: chi phí bản quyền, góp vốn liên doanh, tiền lãi vay phải trả… 

  2. Chi phí lãi vay: được tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo.

  3. Chi phí bán hàng: tổng chi phí bán hàng, dịch vụ của doanh nghiệp.

  4. Chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí cần thiết cho hoạt động quản lý doanh nghiệp.

  5. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: kết quả được tình bằng lấy tổng lợi nhuận gộp và doanh thu từ hoạt động tài chính trừ đi các chi phí tài chính, lãi vay, bán hàng, quản lý.

  6. Thu nhập khác: các chi phí thu nhập phát sinh trong kỳ báo cáo.

  7. Chi phí khác: các chi phí cần trích phát sinh.

  8. Lợi nhuận khác: số liệu chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác. 

  9. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh không bao gồm lợi nhuận khác.

  10. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: phát sinh trong kỳ kế toán.

  11. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: chi phí thuế tạm phát sinh trong kỳ kế toán.
     

Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp

  1. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: kết quả tính lợi nhuận bằng lấy tổng lợi nhuận trước thuế trừ đi tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và hoãn lại.

  2. Lãi cơ bản trên cổ phiếu: không tính đến các công cụ có thể tác động đến giá trị cổ phiếu.

  3. Lãi suy giảm trên cổ phiếu: tính đến các công cụ có thể ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu.
     

Cách hiểu và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

Xem xét biểu đồ và biến động theo thời gian

Nếu báo cáo kết quả kinh doanh có biểu đồ thể hiện theo tháng trong năm, nhà quản trị có thể đánh giá kết quả theo thời gian. 

Trước tiên, nhà quản trị cần xem xét chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Sau khi xem xét, nhà quản trị có thể biết được kỳ này lãi/lỗ như thế nào.  Sau đó cần xem đến chỉ tiêu Chi phí thuế thu nhập DN hiện hành, chỉ tiêu liên quan đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận sản xuất. Qua đó, chủ doanh nghiệp có thể xác định được lợi nhuận của mỗi hoạt động.
 

So sánh với kỳ trước và so với các doanh nghiệp cùng ngành

Nhà quản trị cần so sánh chỉ tiêu của năm nay so với năm trước, kỳ này với kỳ trước. Sau đó, có thể phân tích biến động của doanh thu, chi phí để hiểu được nguyên nhân lỗ/lãi. Ví dụ kết quả hoạt động kinh doanh lỗ có thể do chi phí hoạt động tài chính giảm… 

Xem thêm: Tại sao việc báo cáo lãi lỗ lại cần thiết đến doanh nghiệp?
 

Đánh giá xu hướng phát triển và sự ổn định của doanh nghiệp

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính là số liệu phản ánh mức độ ổn định của doanh nghiệp. Nhà quản trị cần đánh giá tỷ trọng từng thành phần cấu thành nên lợi nhuận.

Trường hợp tổng lợi nhuận năm cao, vượt kế hoạch đề ra nhưng lợi nhuận đó không đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây sẽ là vấn đề bất cập của doanh nghiệp mà báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện.

 

 

Xem xét yếu tố nguyên nhân và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh

Khi đã có những đánh giá tổng quát, nhà quản trị cần phân tích sâu hơn ở từng mục doanh thu, chi phí. Nhà quản trị sẽ nắm bắt được các yếu tố tác động đến kết quả của báo cáo kinh doanh. Sau đó, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược cụ thể nhằm khắc phục vấn đề. 

Xem thêm: Hướng dẫn đọc báo cáo tài chính hiệu quả cho các chủ doanh nghiệp
 

Tổng kết

Hiểu và phân tích được các phần trong báo cáo kết quả kinh doanh sẽ giúp cho nhà quản trị nhìn bao quát được hơn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để có thể dễ dàng hơn trong việc thực hiện các loại báo cáo tài chính, doanh nghiệp có thể lựa chọn dịch vụ từ Vienketoan.vn!