Điều kiện thành lập doanh nghiệp được cập nhật mới nhất năm 2023
Ở Việt Nam, việc thành lập doanh nghiệp được pháp luật quy định cụ thể. Trước khi tiến hành thực hiện các thủ tục thành lập, các cá nhân chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư cần biết về điều kiện thành lập doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà khởi nghiệp cần tìm hiểu kỹ về các điều kiện yêu cầu cơ bản sau đây.
Điều kiện chung để thành lập doanh nghiệp
Điều kiện thành lập doanh nghiệp là bao gồm các yêu cầu và quy định do nhà nước ban hành. Các công ty, doanh nghiệp cần phải tuân thủ và đáp ứng để thành lập công ty, doanh nghiệp đúng quy trình. Một số điều kiện quan trọng như người thành lập, vốn đầu tư, tên gọi và địa chỉ doanh nghiệp…
Điều kiện về người thành lập
Đối với các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
-
Cá nhân người thành lập doanh nghiệp phải đủ 18 tuổi trở lên, đáp ứng đủ năng lực hành vi dân sự.
-
Đối tượng không bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp theo quy định Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
-
Người đại diện doanh nghiệp không bắt buộc phải là người góp vốn trong doanh nghiệp.
Xem thêm: Những đối tượng không đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp
Điều kiện về vốn đầu tư
Một số điều kiện chung cho vốn đầu tư như sau:
-
Mức vốn đầu từ phải được doanh nghiệp đăng ký, kê khai và chịu trách nhiệm.
-
Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, tài sản khác mà có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
-
Nếu tài sản đầu tư không phải Đồng Việt Nam hay các loại tài sản không thể quy đổi, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định định giá có thể định giá thành Đồng Việt Nam.
-
Thời hạn góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp mới thành lập là 90 ngày. Nếu hết thời hạn trên mà doanh nghiệp chưa góp đủ vốn theo đăng ký thì phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Điều kiện về tên gọi và địa chỉ doanh nghiệp
Một số yêu cầu doanh nghiệp cần tuân thủ khi đặt tên doanh nghiệp:
-
Doanh nghiệp có thể bổ sung các tiền tố hoặc tiền tố vào tên công ty. Ví dụ như với các loại hình doanh nghiệp khác nhau: công ty TNHH, công ty Cổ phần…
-
Tên doanh nghiệp được viết Tiếng Việt và in hoa.
-
Tên doanh nghiệp phải để đầy đủ, rõ ràng trên bảng hiệu, giấy tờ giao dịch, hồ sơ.
-
Tránh đặt tên trùng với các doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động trước đó.
-
Không sử dụng các từ ngữ liên quan đến tổ chức, cơ quan của nhà nước trong tên doanh nghiệp.
Xem thêm: Đặt tên công ty có nên quá dài?
Luật Doanh nghiệp quy định cụ thể về việc trụ sở của doanh nghiệp phải được đặt tại Việt Nam cùng một số yêu cầu sau:
-
Địa chỉ phải rõ ràng số nhà, ngách, hẻm, xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thành phố, tỉnh…
-
Đối với các trường hợp thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh… có thể đăng ký ngoài địa chỉ của trụ sở chính. Tên doanh nghiệp phải được công khai tại các địa điểm này.
-
Doanh nghiệp phải công khai và cung cấp thông tin liên lạc đầy đủ. Cách thức liên lạc bao gồm: số điện thoại, số fax, địa chỉ email…
Điều kiện thành lập doanh nghiệp theo từng loại hình kinh doanh
Với tính chất kinh doanh theo các mô hình khác nhau, điều kiện thành lập doanh nghiệp sẽ có một số yếu tố khác nhau.
Công ty trách nhiệm hữu hạn (CTY TNHH)
-
Người đại diện pháp luật được gắn với các chức danh như sau: Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng Giám đốc..
-
Tên tiếng Việt của CTY TNHH phải bao gồm 2 thành tố: loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH/Công ty trách nhiệm hữu hạn) và tên riêng.
-
Với CTY TNHH một thành viên, chủ sở hữu công ty phải góp vốn đủ và đúng như đã cam kết khi đăng ký thành lập công ty. Cá nhân chủ sở hữu công ty phải có nghĩa vụ với số vốn góp đã cam kết.
-
Với CTY TNHH từ hai thành viên trở lên, các thành viên phải phải góp vốn đủ và đúng như đã cam kết.
Công ty cổ phần (CTCP)
-
Thành viên thành lập CTCP phải tối thiểu là 3 cổ đông và không giới hạn số lượng cổ đông. Các cổ đông phải thỏa mãn và cam kết đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
-
Các cổ đông cần cung cấp giấy tờ cá nhân như căn cước công dân/hộ chiếu có công chứng để thực hiện thủ tục thành lập
-
Tên công ty bao gồm 2 thành tố: Công ty cổ phần và tên riêng
-
Với ngành nghề kinh doanh: ngành nghề kinh doanh của CTCP phải áp theo mã hệ thống thuộc ngành nghề kinh tế quốc dân.
-
Với một số ngành nghề, công ty phải thỏa mãn điều kiện mức vốn, chứng chỉ hành nghề theo từng ngành nghề yêu cầu.
Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
Một số điều kiện thành lập doanh nghiệp với hình thức DNTN cần biết:
-
Chủ sở hữu DNTN là một cá nhân. Cá nhân này chỉ được lập một DNTN và không được làm chủ hộ kinh doanh khác song song. Chủ sở hữu này cũng không được là thành viên của công ty hợp danh nào.
-
Ngành nghề đăng ký thuộc DNTN không nằm trong nhóm bị cấm kinh doanh, đầu tư.
-
Chủ sở hữu DNTN cũng sẽ là đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
-
Chủ DNTN phải góp đủ số vốn đầu tư khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ tài sản của mình đối với doanh nghiệp thành lập.
-
Vốn đầu tư đối với DNTN sẽ theo đúng điều kiện quy định đối với một số ngành đặc thù.
Tổng kết
Trên đây là một số điều kiện thành lập doanh nghiệp theo cập nhật mới nhất. Nếu cần biết thêm chi tiết cụ thể để việc thành lập doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, quý khách hàng hãy liên hệ với Viện Kế toán qua hotline 0916.636.419!