0916 636 419 ketoan@vienketoan.vn
Trang chủ Tin Tài Chính Phân tích báo cáo tài chính - Những chỉ số và lưu ý quan trọng

Phân tích báo cáo tài chính - Những chỉ số và lưu ý quan trọng

Phân tích báo cáo tài chính là một kỹ năng cần thiết đối với những người đang theo học ngành kinh tế, kế toán… Bên cạnh đó, đây cũng là công việc quan trọng đối với các doanh nghiệp, công ty. Hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá kết quả kinh doanh, sự biến động tài chính, triển vọng cũng như rủi ro của doanh nghiệp. 
 

Tại sao cần phân tích báo cáo tài chính?

Phân tích báo cáo tài chính là hoạt động phân tích các chỉ tiêu, số liệu trên báo cáo tài chính theo nhiều hướng. Sau đó, ban lãnh đạo sẽ đưa ra sự liên hệ, so sánh và tổng hợp ra thông tin tài chính hữu ích. 
 

Tại sao cần phân tích báo cáo tài chính
 

Xem thêm: Hướng dẫn đọc báo cáo tài chính hiệu quả cho các chủ doanh nghiệp

Phân tích báo cáo tài chính giúp người sử dụng đánh giá được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ xác định được khả năng phát triển trong thời gian tới của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp thay đổi, lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu khác.

Do đó, những đối tượng liên quan đến doanh nghiệp đều rất quan tâm tới phân tích tài chính. Ví dụ như: ban lãnh đạo công ty, nhà đầu tư, cổ đông, chủ nợ, khách hàng, đại lý, chính phủ… 
 

Các chỉ số cần biết khi phân tích báo cáo tài chính

Chỉ số tài chính giúp các nhà phân tích nhìn ra được xu hướng tăng trưởng hay sụt giảm của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư, chủ nợ cũng nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Dưới đây là một số chỉ số cần biết trong phân tích báo cáo tài chính.
 

Chỉ số sinh lợi (Profitability ratios)

Chỉ số sinh lời hay còn gọi là chỉ số lợi nhuận. Đây là tỷ số thể hiện giá trị hiện tại của các dòng thu với giá trị hiện tại của dòng vốn đầu tư của doanh nghiệp. 

Nếu tỷ suất lợi nhuận dương thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang phát triển tốt. Ngược lại là hoạt động kinh doanh đang lỗ. Tuy nhiên, để biết được mức độ và năng suất hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần so sánh tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp so với toàn ngành.
 

Chỉ số sinh lời trong phân tích báo cáo tài chính
 

Các tỷ suất lợi nhuận quan trọng như:

  • Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu) x 100%

  • Tỷ suất sinh lời trên vốn sở hữu = (Lợi nhuận sau thuế/Vốn sở hữu) x 100%

  • Tỷ suất sinh lời trên tài sản = (Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản) x 100%
     

Chỉ số thanh khoản (Liquidity Ratio)

Chỉ số tập hợp số liệu tài chính quan trọng để xác định khả năng hồi nợ từ con nợ trong thời gian ngắn mà không cần tiến hành huy động vốn bên ngoài. Chỉ số tính toán số liệu thông qua: tỷ lệ thanh toán ngắn hạn, tỷ lệ thanh toán nhanh và tỷ lệ dòng tiền hoạt động kinh doanh.

Thanh khoản là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền tệ nhanh chóng và dễ dàng. Ví dụ, khi phân tích nội bộ, công ty có khả năng quy đổi tài sản thành tiền tệ cao và cho thấy có khả năng trả nợ tốt cho các khoản nợ. Điều này thể hiện công ty có chỉ số thanh khoản cao. 
 

Chỉ số quản lý nợ (Debt management ratios)

Chỉ số nợ được dùng để đo lường phần vốn của công ty mà số vốn đó có được nhờ đi vay. Thông qua chỉ số này, doanh nghiệp sẽ tự nhìn nhận và đánh giá năng lực tài chính của mình. Qua đó, phát hiện được rủi ro nhanh chóng và có chiến lược khắc phục kịp thời.
 

Chỉ số quản lý nợ trong phân tích báo cáo tài chính

 

Chỉ số nợ được tính theo công thức = Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu

  • Nếu kết quả chỉ số nhỏ hơn 1: tỷ lệ nợ thấp hơn tỷ lệ vốn của chủ sở hữu. Kết quả cho thấy doanh nghiệp đang quản lý rủi ro từ những khoản nợ khá tốt.

  • Nếu kết quả chỉ số lớn hơn 1: tỷ lệ nợ nhiều, cao hơn vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp có giá trị ròng âm, có nhiều nguy cơ rủi ro và phải tìm cách xử lý thích hợp.
     

Chỉ số quản lý tài sản (Asset management ratios)

Chỉ số này còn được gọi là chỉ số vòng quay tài sản. Chỉ số dùng để đo lường doanh thu của công ty so với tổng tài sản hiện tại của công ty, 

Chỉ số quản lý tài sản = Doanh thu/Tổng tài sản bình quân x 100%

Nếu kết quả của chỉ số càng cao, tài sản của công ty được sử dụng vào các hoạt động sản xuất đạt hiệu quả tốt. Ngược lại, nếu chỉ số thấp, hoạt động quản lý tài sản/vốn của công ty chưa hiệu quả. 
 

Lưu ý quan trọng khi phân tích báo cáo tài chính

  • So sánh với đánh giá của kỳ báo cáo trước để xem xét xu hướng phát triển của doanh nghiệp.

  • So sánh với báo cáo của các doanh nghiệp cùng ngành, lĩnh vực để rút ra được những hạn chế, điểm mạnh hoặc điểm yếu của doanh nghiệp.

  • Khi có kết quả các chỉ số, cần phân tích dựa trên thời điểm đúng. Từ đó, những người phân tích sẽ có những nhìn nhận, nhận xét phù hợp với tình hình doanh nghiệp. (Chỉ số thuộc “Bảng Cân đối kế toán” mang tính thời điểm. Chỉ số thuộc “Báo cáo kết quả kinh doanh” mang tính thời kỳ”)
     

Một số lưu ý trong phân tích báo cáo tài chính

 

Xem thêm: Công ty dịch vụ kế toán cung cấp những gì?
 

Tổng kết

Bài viết trên đã làm rõ khái niệm về Phân tích báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, bài viết cũng đã cung cấp các chỉ tiêu quan trọng mà người thực hiện phân tích cần lưu ý. Nếu có thắc mắc cần giải đáp và cần hỗ trợ các vấn đề về báo cáo tài chính, hãy liên hệ với Vienketoan.vn!

 
Copyright © 2018 by VIỆN KẾ TOÁN VIỆT NAM

Liên hệ Tư vấn (24/7)0916.636.419