Doanh nghiệp cần thiết lập định mức? Vì sao?
Là một doanh nghiệp mới thành lập, chắc hẳn bạn đã từng nghe tới việc hoạch định tài chính hay các khoản định mức trong doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp cần thiết lập định mức?Vì sao? Bạn hiểu về sự thiết lập định mức như thế nào? Hãy cùng Viện kế toán tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết này
Chi phí định mức là gì?
Chi phí định mức được hiểu là chi phí dự kiến để sản xuất ra một sản phẩm hay thực hiện 1 dịch vụ hoặc tỷ lệ chi phí so với doanh thu, tỉ lệ chi phí thành phần trong cơ cấu chi phí. Đây là căn cứ đánh giá cho kiểm soát viên định kỳ khi tiến hành đánh giá và khuyến nghị những điểm chưa tốt, rủi ro, lãng phí đang tồn tại. Lấy định mức làm chuẩn. Chi phí định mức là chuẩn cho người kiểm soát có tiêu chuẩn để kiểm tra, người bị kiểm tra phải biết giới hạn đó. Chi phí định mưc là cơ sở để đánh giá hệ thống kế hoạch, báo cáo định kỳ công ty đã nộp. Từ đó quản lý được các chi phí tương đồng với doanh thu.
Ví dụ: công ty A định mức quảng cáo 30 triệu thu về 200 khách hàng, nếu vượt quá định mức quảng cáo sẽ tốn thêm chi phí. Một doanh nghiệp nên thiết lập cho mình ít nhất 50 định mức khác nhau.
Ví dụ: công ty A định mức quảng cáo 30 triệu thu về 200 khách hàng, nếu vượt quá định mức quảng cáo sẽ tốn thêm chi phí. Một doanh nghiệp nên thiết lập cho mình ít nhất 50 định mức khác nhau.
Doanh nghiệp cần thiết lập định mức? Vì sao?
Định mức là cơ sở để doanh nghiệp lên kế hoạch và cân đối thu - chi. Nếu lên các chi phí định mức, chủ doanh nghiệp sẽ biết được những khoản chi phí nào phải rà soát lại để đưa ra định mức. Sau đó, tính toán để đặt ra mức chi tối đa bao nhiêu là hợp lý. Đây là những căn cứ để chủ doanh nghiệp có thể lập bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
Định mức tốt sẽ giúp quản trị chi phí cho tốt, xây dựng kế hoạch cho sát, ước tính lượng mua cho chuẩn từ việc cân đối tồn kho, năng suất sản xuất cho đơn hàng.
Định mức chi phí giúp tiết kiệm thời gian ra quyết định, kiểm soát hoạt động kinh doanh hiệu quả để có lợi nhuận. Đặt ra định mức xuyên suốt hoạt động kinh doanh sẽ giúp chủ doanh nghiệp biết được sự thay đổi của dòng tiền, đạt được mục tiêu lợi nhuận đã đề ra.
Định mức tốt sẽ giúp quản trị chi phí cho tốt, xây dựng kế hoạch cho sát, ước tính lượng mua cho chuẩn từ việc cân đối tồn kho, năng suất sản xuất cho đơn hàng.
Định mức chi phí giúp tiết kiệm thời gian ra quyết định, kiểm soát hoạt động kinh doanh hiệu quả để có lợi nhuận. Đặt ra định mức xuyên suốt hoạt động kinh doanh sẽ giúp chủ doanh nghiệp biết được sự thay đổi của dòng tiền, đạt được mục tiêu lợi nhuận đã đề ra.
Tại sao luôn có tình trạng DN định giá vốn đến 30%, 40% so với giá bán nhưng vẫn lỗ? Tuy nhiên, trên thực tế khi đi vào hoạt động, có rất nhiều khoản chi phí phát sinh, chi phí ẩn,... mà doanh nghiệp không tính toán đến như: chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho,.... Những chi phí này cộng vào làm tăng giá vốn lên so với dự tính trước đó, thậm chí vượt cả giá bán, do vậy doanh nghiệp bán với mức giá trên là không thể có lợi nhuận. Cốt lõi ở đây, do không xác định đúng những khoản mục chi phí cần có, không dự trù cho chi phí phát sinh, đồng thời không đưa ra định mức nhất định cho từng khoản mục nên không nhận biết và xác định được mức chi phí thực tế, dẫn đến việc xác định giá vốn, giá bán ngay từ đầu là sai lầm, khiến doanh nghiệp kinh doanh không có lãi. Nếu có định mức trước, chủ DN sẽ biết họ sẽ có những chi phí nào, cần định mức bao nhiêu với các khoản chi phí dự đoán và thực tế, có những kịch bản phòng rủi ro trước đó để có thể định giá chính xác giá bán, giá vốn mới sinh lãi. Tóm lại, chủ DN tận dụng việc đưa ra định mức để có thể kiểm soát tốt các hoạt động kinh doanh sao cho có thể có lợi nhuận. Ông chủ đưa ra các định mức rõ ràng trong bản kế hoạch, khi nhìn vào đó, họ sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định, tránh tình trạng lãng phí thời gian để ngồi tính toán, phân tích các chi phí, …
Định mức chi phí giúp nhân viên có trách nhiệm, ý thức và tránh các mâu thuẫn giữa chủ doanh nghiệp và nahan viên. Định mức sẽ giúp nhân viên có cái nhìn tổng quan cề doanh thu và chi phí họ phải sử dụng, đảm bảo dòng tiền không vượt quá định mức cho phép. Tránh lãng phí những khoản chi phí từ nhỏ nhất đều giúp DN nhỏ hay mới bắt đầu khởi nghiệp có số vốn ban đầu thấp, tiết kiệm một nguồn vốn đáng kể để dùng cho những hoạt động kinh doanh khác. Điều này thực sự rất quan trọng để DN khởi nghiệp có thể sống sót.
Định mức chi phí giúp nhân viên có trách nhiệm, ý thức và tránh các mâu thuẫn giữa chủ doanh nghiệp và nahan viên. Định mức sẽ giúp nhân viên có cái nhìn tổng quan cề doanh thu và chi phí họ phải sử dụng, đảm bảo dòng tiền không vượt quá định mức cho phép. Tránh lãng phí những khoản chi phí từ nhỏ nhất đều giúp DN nhỏ hay mới bắt đầu khởi nghiệp có số vốn ban đầu thấp, tiết kiệm một nguồn vốn đáng kể để dùng cho những hoạt động kinh doanh khác. Điều này thực sự rất quan trọng để DN khởi nghiệp có thể sống sót.
Lời kết
Trên đây là những lý do doanh nghiệp cần thiết lập định mức. Thiết lập chi phí định mức vô cùng quan trọng ảnh hưởng sự sống còn của doanh nghiệp bạn giai đoạn mới thành lập này. Nếu cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ Viện kế toán qua hottline 1900.636.419 để được hỗ trợ. Tham khảo thêm thông tin bổ ích tại fanpage Viện kế toán
Tin liên quan :