Những điều cần biết khi thành lập công ty
Những điều cần biết khi thành lập công ty
Thành lập công ty để bắt đầu khởi nghiệp đang là xu hướng được lựa chọn của nhiều nhà kinh doanh ở Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng thành công với sự lựa chọn này. Nhiều công ty thành lập chưa được 1 năm đã nộp hồ sơ giải thể, nhiều công ty sau nhiều năm hoạt động không kiểm soát được tình hình doanh thu chi phí, sổ sách kế toán phức tạp, nợ thuế nhiều...
Kinh doanh luôn là một bài toán khó, việc thành lập công ty để kinh doanh thành công chưa bao giờ là dễ dàng, để hạn chế những rủi ro khi thành lập công ty, người chủ doanh nghiệp nên có những lựa chọn phù hợp ngay từ khi thành lập công ty. Và những điều cần biết khi chủ doanh nghiệp thành lập công ty là gì? Đó chính là cần biết và hiểu về những yếu tố tác động đến sự tồn tại và phát triển của một công ty như loại hình doanh nghiệp,vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh...cụ thể sau đây:
1. Điều cần biết khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp:
Có 5 loại hình doanh nghiệp được quy định trong luật doanh nghiệp 2014 trong đó chỉ có 4 loại hình phổ biến được các nhà kinh doanh ưu tiên lựa chọn hiện nay. Để lựa chọn được loại hình công ty phù hợp người thành lập công ty cần dựa vào sự khác biệt của các loại hình doanh nghiệp đó là:
- Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên: Là loại hình công ty có từ 2 đến 50 thành viên góp vốn trong đó thành viên có thể là cá nhân/tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật), chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp vào công ty.
- Công ty TNHH Một Thành Viên: Đây là loại hình công ty do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật), chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp. Nếu công ty chỉ có 1 thành viên góp vốn thì nên lựa chọn loại hình công ty này.
- Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp này được định nghĩa là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản cá nhân của mình.
- Công ty Cổ Phần: Loại hình doanh ngiệp phải có từ 3 thành viên trở lên góp vốn, thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật), công ty cổ phần không hạn chế tối đa số lượng cổ đông do vậy có thể tận dụng tối đa để phát hành cổ phần huy động vốn cho doanh nghiệp, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp.
Xét về cơ cấu tổ chức công ty và quy định trong điều lệ thì công ty cổ phần là loại hình công ty khá phức tạp, chỉ nên lựa chọn loại hình này khi công ty bạn dự định thành lập có quy mô và vốn kinh doanh lớn.
- Công ty Hợp danh, loại hình doanh nghiệp ít được lựa chọn nhất vì tính hạn chế của chúng là chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của chủ công ty.
Chịu trách nhiệm vô hạn hay hữu hạn là khác nhau cơ bản nhất về trách nhiệm pháp lý của chủ doanh nghiệp giữa loại hình Doanh nghiệp tư nhân và các loại hình doanh nghiệp còn lại, việc chịu trách nhiệm pháp lý này được áp dụng khi công ty rơi vào tình trạng gặp rủi ro và chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ dựa trên số vốn điều lệ đã góp.
2. Những điều cần biết về địa chỉ trụ sở chính của công ty thành lập:
Địa chỉ trụ sở chính của công ty là nơi giao dịch,liên lạc kinh doanh mua bán...mỗi công ty chỉ được đăng ký một địa chỉ trụ sở chính và phải là địa chỉ cụ thể rõ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)Một số địa chỉ có quy định cụ thể như Chung cư có chức năng để ở thì không được phép đặt trụ sở công ty để thực hiện chức năng kinh doanh ở đó, tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại/chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh cho những khu xác định và cụ thể như lầu trệt, tầng 1, tầng 2… Đối với những ngành Sản xuất gây ô nhiễm tiếng ồn hay ô nhiễm môi trường thì phải xem xét đó có thuộc khu dân cư đông đúc hay không để dự tính đặt địa chỉ
3. Điều cần biết về vốn điều lệ của công ty thành lập:
- Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu và tối đa đối với những ngành nghề kinh doanh bình thường, còn những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì sẽ có mức quy định cụ thể.Vốn điều lệ là một trong những điều cần biết khi thành lập công ty, vì nó ảnh hưởng đến cả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để xác định số vốn điều lệ phù hợp, chủ công ty cần căn cứ vào ngành nghề kinh doanh của công ty. Những ngành như xây dựng, bất động sản hay sản xuất thì vốn điều lệ nên đăng ký cao vì phải trang trải chi phí nhiều hơn so với những ngành thương mại, dịch vụ.
Bên cạnh đó, vốn điều lệ của công ty còn là căn cứ để nhà nước quy định tiền thuế môn bài của doanh nghiệp. Quy định như sau:
- Công ty có mức vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên phải đóng thuế 3 triệu đồng/năm
- Công ty có mức vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng phải đóng thuế 2 triệu đồng/năm
Nếu công ty thành lập vào sáu tháng cuối năm thì đóng mức thuế môn bài bằng một nửa số trên.
4. Những điều cần biết khi đặt tên cho công ty thành lập
- Tên công ty là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp khách hàng nhận diện được đâu là sản phẩm của mình, đâu là sản phẩm của đối thủ, vậy làm sao có thể chọn được một cái tên hay và ưng ý, làm sao có thể chọn được một cái tên không trùng lặp, nhầm lẫn với những công ty khác, hay làm sao đặt tên doanh nghiệp mà không thuộc điều cấm của pháp luật. Dưới đây là những điều cần biết trước khi thành lập công ty về đặt tên công ty:- Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu nhưng phải phát âm được và phải có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng doanh nghiệp.
- Không đặt tên trùng hoặc tên dễ gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký.
- Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
- Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
- Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
- Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp. (Trừ trường hợp được sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó).
5. Điều cần biết về ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty
Ngành nghề kinh doanh của công ty là một trong những yếu tố thể hiện định hướng kinh doanh của chủ doanh nghiệp, ảnh hưởng đến quá trình thành bại của quá trình kinh doanh.Do đó chủ công ty cần biết về quy định về ngành nghề kinh doanh,ngành nghề của mình có thuộc danh mục cấm kinh doanh? ngành nghề kinh doanh của mình có được phép hoạt động tại nơi mình đặt trụ sở hay không? Ngành nghề sản xuất của mình có được phép sản xuất tại nơi doanh nghiệp đặt dịa chỉ kinh doanh hay không?Ngành nghề của mình đã khớp với hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hay chưa? Ngành nghề kinh doanh của mình có phù hợp với quy hoạch phát triển vùng kinh tế, ngành kinh tế của từng địa phương hay không?
.
6. Điều cần biết về sổ sách kế toán
Kế toán được xem như trái tim của một doanh nghiệp, hạch toán kế toán hợp lý giúp tiết kiệm tiền thuế tối thiểu cho doanh nghiệp kể từ khi thành lập. Bên cạnh đó thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước cũng là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ.Nhà nước luôn khuyến khích và hỗ trợ thành lập công ty bên cạnh đó cũng rất khắt khe trong các quy chế quản lý của mình.
Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán trọn gói của đại lý thuế Viện Kế Toán luôn đồng hành cùng doanh nghiệp. Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất.
Tin liên quan :
Thành lập công ty
Dịch vụ kế toán
ĐÀO TẠO KẾ TOÁN