Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn? Quy định về vốn điều lệ công ty
Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn? Quy định về vốn điều lệ công ty
Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn là câu hỏi của nhiều nhà khởi nghiệp khi có ý định thành lập một công ty để phát triển con đường kinh doanh của mình. Bạn đừng quá quan tâm đến việc Vốn điều lệ của công ty nên đặt tối thiểu hay tối đa là bao nhiêu mà số vốn điều lệ của công ty bạn dự định thành lập NÊN phù hợp với quy mô công ty bạn đã định hướng được và phù hợp với ngành nghề kinh doanh bạn lựa chọn.
Bài viết này dịch vụ thành lập công ty của VIỆN KẾ TOÁN sẽ chia sẽ những vấn đề xung quanh nguồn vốn và vốn điều lệ của công ty để bạn sẽ lựa chọn được mức vốn điều lệ phù hợp nhất cho công ty tương lai của mình.
Những loại nguồn vốn người thành lập công ty cần quan tâm
1.Vốn điều lệ khi thành lập công ty
Vốn điều lệ của một công ty mới thành lập hay đã hoạt động là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
Như vậy nếu là công ty TNHH 1 thành viên thì vốn điều lệ của công ty là vốn góp của chủ sở hữu, vốn góp của công ty TNHH 2 thành viên trở lên là vốn góp của các thành viên, công ty cổ phần do các cổ đông góp vốn vào.
Trong nội bộ doanh nghiệp Vốn điều lệ Thể hiện sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp;
- Là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp;
- Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn
Ví dụ công ty TNHH AB có mức vốn điều lệ là 1 tỷ đồng trong đó thành viên A góp 400 triệu đồng tương đương 40% vốn điều lệ công ty, thành viên B góp 600 triệu tương đương 60% vốn điều lệ công ty. Như vậy đối với công ty AB đây là số vốn góp tối thiểu để công ty dùng để trang trải trong quá trình hoạt động kinh doanh như mua trang thiết bị máy móc, chi phí đầu vào...để phục vụ kinh doanh. Trong trường hợp công ty phá sản thì công ty AB có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ trong phạm vi số vốn điều lệ này. Thành viên B góp vốn nhiều hơn do đó khi công ty có lợi nhuận sẽ được phân chia số tiền nhiều hơn ngược lại khi công ty gặp rủi ro hay phá sản sẽ phải chịu trách nhiệm trả nợ nhiều hơn thành viên A.
Muốn xác định được thành lập một công ty cần số vốn bao nhiêu. Bạn phải dựa vào những yếu tố sau:
- Loại hình doanh nghiệp: Tuy không có một quy định bắt buộc nào về vốn điều lệ của từng loại hình doanh nghiệp bắt buộc bạn tuân theo, nhưng thông thường vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần sẽ nhiều hơn công ty TNHH một thành viên bởi vì hai loại hình trên có nhiều thành viên góp vốn, còn loại hình còn lại thì chỉ có chủ sở hữu góp vốn vào vốn điều lệ công ty.
- Ngành nghề kinh doanh của công ty
Đối với những công ty đăng ký hoạt động các ngành nghề xây dựng, sản xuất thường số vốn góp sẽ cao hơn các công ty hoạt động các ngành thương mại, dịch vụ bởi vì dựa trên số vốn điều lệ đăng ký, kế toán của doanh nghiệp sẽ lấy chi phí đầu vào mà những công ty sản xuất, xây dựng sẽ phải trang trải nguồn chi phí cao hơn.
2. Vốn pháp định để thành lập công ty
- Vốn pháp định công ty là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có đủ theo quy định của pháp luật đối với ngành kinh doanh có điều kiện tương ứng về vốn để thành lập công ty. Vốn pháp định không phải là nguồn vốn bắt buộc với tất cả các doanh nghiệp mà chỉ quy định đối với những doanh nghiệp đăng ký những ngành trong nhóm ngành nghề có điều kiện.
Vốn pháp định cũng là số tiền tối thiểu để công ty được thành lập theo quy định của nhà nước. Tuỳ vào loại hình kinh doanh có điều kiện hay không điều kiện mà có có mức vốn khác nhau theo quy định tại khoản 3 nghị định 153/2007/NĐ – CP. Vốn pháp định là mức vốn bắt buộc phải có để đăng ký kinh doanh 1 ngành nghề có điều kiện.
Ví dụ: kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì bắt buộc công ty phải có mức vốn pháp định tối thiểu là 2 tỷ đồng.
- Trong đăng ký ngành nghề kinh doanh có 2 dạng: ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề kinh doanh không có điều kiện (ngành nghề bình thường). Ngành nghề kinh doanh có điều kiện lại chia làm 2 loại:
- Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định.
- Ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề.
- Muốn đăng ký được ngành nghề có điều kiện yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp phải đăng ký được số vốn pháp định (vốn tối thiểu để đăng ký 1 ngành nghề có điều kiện quy định tai bảng ngành nghề kinh doanh có điều kiện tùy vào từng ngành).
- Ví dụ: 1 số ngành kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định (mức vốn tối thiểu) như sau: dịch vụ bảo vệ, đòi nợ (tối thiều 2 tỷ), kinh doanh Bất động sản (tối thiều 20 tỷ), ..... còn 1 số ngành khác nó quy định trong biểu mục.
Nguồn Vốn góp nước ngoài của một công ty thành lập ở Việt Nam là phần vốn góp của một hay nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài chiếm tỷ lệ nhất định trong tổng số vốn điều lệ của công ty.
- Đây là phần vốn có tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam hoặc sử dụng toàn bộ vốn để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Loại vốn này chỉ có những công ty liên quan tới nước ngoài mới cần chú ý tới.
Ảnh hưởng của nguồn vốn điều lệ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Thứ nhất,vốn điều lệ của công ty là căn cứ để quy định mức đóng thuế môn bài hàng năm của công ty. Mức đóng này quy định cụ thể như sau:
- Đối với Công ty có mức vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng thì đóng mức thuế môn bài bậc 2 tương đương 2 triệu đồng/năm
- Đối với Công ty có mức vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên thì đóng mức thuế môn bài bậc 3 tương đương 3 triệu đồng/năm
Nếu công ty thành lập vào sáu tháng cuối năm thì tiền thuế môn bài phải đóng bằng một nửa mức quy định trên.
Thứ 2, vốn điều lệ của một công ty ảnh hưởng đến quá trình hạch toán chi phí, doanh thu của kế toán trong quá trình lên sổ sách kế toán. Nếu doanh nghiệp có doanh thu thì đồng thời phải có chi phí để cân đối, nguồn vốn điều lệ phải đảm bảo trang trải đủ chi phí đầu vào cho công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Như vậy, qua những chia sẽ trên đây hẳn bạn đã xác định được thành lập công ty cần bao nhiêu vốn và bao nhiêu vốn điều lệ là phù hợp với công ty dự định thành lập của bạn. Hãy tham khảo thêm những bài viết của VIỆN KẾ TOÁN hoặc liên hệ với Chúng tôi nếu bạn cần chia sẻ thêm bất cứ một vấn đề nào liên quan đến công ty của bạn.
Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn là câu hỏi của nhiều nhà khởi nghiệp khi có ý định thành lập một công ty để phát triển con đường kinh doanh của mình. Bạn đừng quá quan tâm đến việc Vốn điều lệ của công ty nên đặt tối thiểu hay tối đa là bao nhiêu mà số vốn điều lệ của công ty bạn dự định thành lập NÊN phù hợp với quy mô công ty bạn đã định hướng được và phù hợp với ngành nghề kinh doanh bạn lựa chọn.
Bài viết này dịch vụ thành lập công ty của VIỆN KẾ TOÁN sẽ chia sẽ những vấn đề xung quanh nguồn vốn và vốn điều lệ của công ty để bạn sẽ lựa chọn được mức vốn điều lệ phù hợp nhất cho công ty tương lai của mình.
Những loại nguồn vốn người thành lập công ty cần quan tâm
1.Vốn điều lệ khi thành lập công ty
Vốn điều lệ của một công ty mới thành lập hay đã hoạt động là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
Như vậy nếu là công ty TNHH 1 thành viên thì vốn điều lệ của công ty là vốn góp của chủ sở hữu, vốn góp của công ty TNHH 2 thành viên trở lên là vốn góp của các thành viên, công ty cổ phần do các cổ đông góp vốn vào.
Trong nội bộ doanh nghiệp Vốn điều lệ Thể hiện sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp;
- Là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp;
- Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn
Ví dụ công ty TNHH AB có mức vốn điều lệ là 1 tỷ đồng trong đó thành viên A góp 400 triệu đồng tương đương 40% vốn điều lệ công ty, thành viên B góp 600 triệu tương đương 60% vốn điều lệ công ty. Như vậy đối với công ty AB đây là số vốn góp tối thiểu để công ty dùng để trang trải trong quá trình hoạt động kinh doanh như mua trang thiết bị máy móc, chi phí đầu vào...để phục vụ kinh doanh. Trong trường hợp công ty phá sản thì công ty AB có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ trong phạm vi số vốn điều lệ này. Thành viên B góp vốn nhiều hơn do đó khi công ty có lợi nhuận sẽ được phân chia số tiền nhiều hơn ngược lại khi công ty gặp rủi ro hay phá sản sẽ phải chịu trách nhiệm trả nợ nhiều hơn thành viên A.
Muốn xác định được thành lập một công ty cần số vốn bao nhiêu. Bạn phải dựa vào những yếu tố sau:
- Loại hình doanh nghiệp: Tuy không có một quy định bắt buộc nào về vốn điều lệ của từng loại hình doanh nghiệp bắt buộc bạn tuân theo, nhưng thông thường vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần sẽ nhiều hơn công ty TNHH một thành viên bởi vì hai loại hình trên có nhiều thành viên góp vốn, còn loại hình còn lại thì chỉ có chủ sở hữu góp vốn vào vốn điều lệ công ty.
- Ngành nghề kinh doanh của công ty
Đối với những công ty đăng ký hoạt động các ngành nghề xây dựng, sản xuất thường số vốn góp sẽ cao hơn các công ty hoạt động các ngành thương mại, dịch vụ bởi vì dựa trên số vốn điều lệ đăng ký, kế toán của doanh nghiệp sẽ lấy chi phí đầu vào mà những công ty sản xuất, xây dựng sẽ phải trang trải nguồn chi phí cao hơn.
2. Vốn pháp định để thành lập công ty
- Vốn pháp định công ty là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có đủ theo quy định của pháp luật đối với ngành kinh doanh có điều kiện tương ứng về vốn để thành lập công ty. Vốn pháp định không phải là nguồn vốn bắt buộc với tất cả các doanh nghiệp mà chỉ quy định đối với những doanh nghiệp đăng ký những ngành trong nhóm ngành nghề có điều kiện.
Vốn pháp định cũng là số tiền tối thiểu để công ty được thành lập theo quy định của nhà nước. Tuỳ vào loại hình kinh doanh có điều kiện hay không điều kiện mà có có mức vốn khác nhau theo quy định tại khoản 3 nghị định 153/2007/NĐ – CP. Vốn pháp định là mức vốn bắt buộc phải có để đăng ký kinh doanh 1 ngành nghề có điều kiện.
Ví dụ: kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì bắt buộc công ty phải có mức vốn pháp định tối thiểu là 2 tỷ đồng.
- Trong đăng ký ngành nghề kinh doanh có 2 dạng: ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề kinh doanh không có điều kiện (ngành nghề bình thường). Ngành nghề kinh doanh có điều kiện lại chia làm 2 loại:
- Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định.
- Ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề.
- Muốn đăng ký được ngành nghề có điều kiện yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp phải đăng ký được số vốn pháp định (vốn tối thiểu để đăng ký 1 ngành nghề có điều kiện quy định tai bảng ngành nghề kinh doanh có điều kiện tùy vào từng ngành).
- Ví dụ: 1 số ngành kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định (mức vốn tối thiểu) như sau: dịch vụ bảo vệ, đòi nợ (tối thiều 2 tỷ), kinh doanh Bất động sản (tối thiều 20 tỷ), ..... còn 1 số ngành khác nó quy định trong biểu mục.
3. Vốn ký quỹ khi thành lập công ty
- Đây là số vốn thực tế mà doanh nghiệp bắt buộc phải có trong tài khoản ngân hàng khi thành lập công ty nếu công ty được thành lập có đăng ký một số ngành theo quy định phải có vốn ký quỹ, nguồn vốn ký quỹ của công ty được xác định là số tiền thực tế trong tài khoản ngân hàng của công ty và được ngân hàng cấp giấy chứng nhận .
4. Vốn góp nước ngoài trong việc thành lập công ty
Nguồn Vốn góp nước ngoài của một công ty thành lập ở Việt Nam là phần vốn góp của một hay nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài chiếm tỷ lệ nhất định trong tổng số vốn điều lệ của công ty.- Đây là phần vốn có tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam hoặc sử dụng toàn bộ vốn để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Loại vốn này chỉ có những công ty liên quan tới nước ngoài mới cần chú ý tới.
Ảnh hưởng của nguồn vốn điều lệ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Thứ nhất,vốn điều lệ của công ty là căn cứ để quy định mức đóng thuế môn bài hàng năm của công ty. Mức đóng này quy định cụ thể như sau:
- Đối với Công ty có mức vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng thì đóng mức thuế môn bài bậc 2 tương đương 2 triệu đồng/năm
- Đối với Công ty có mức vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên thì đóng mức thuế môn bài bậc 3 tương đương 3 triệu đồng/năm
Nếu công ty thành lập vào sáu tháng cuối năm thì tiền thuế môn bài phải đóng bằng một nửa mức quy định trên.
Thứ 2, vốn điều lệ của một công ty ảnh hưởng đến quá trình hạch toán chi phí, doanh thu của kế toán trong quá trình lên sổ sách kế toán. Nếu doanh nghiệp có doanh thu thì đồng thời phải có chi phí để cân đối, nguồn vốn điều lệ phải đảm bảo trang trải đủ chi phí đầu vào cho công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Như vậy, qua những chia sẽ trên đây hẳn bạn đã xác định được thành lập công ty cần bao nhiêu vốn và bao nhiêu vốn điều lệ là phù hợp với công ty dự định thành lập của bạn. Hãy tham khảo thêm những bài viết của VIỆN KẾ TOÁN hoặc liên hệ với Chúng tôi nếu bạn cần chia sẻ thêm bất cứ một vấn đề nào liên quan đến công ty của bạn.
Tin liên quan :