Tổng hợp những chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong mùa dịch Covid-19
Trong thời gian qua, dịch Covid – 19 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cả nước và toàn thế giới. Nhà nước đã có những chính sách kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục hậu quả và vượt qua khó khăn trong giai đoạn này. Chúng tôi cập nhật các thông tin dưới đây để doanh nghiệp nắm tình hình:
1. Miễn thuế môn bài năm đầu tiên cho công ty mới thành lập
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài, có hiệu lực từ ngày 25/2/2020.
Theo đó, nghị định mới bổ sung đối tượng được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ 1/1 đến 31/12), bao gồm: tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới); hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh do 2 đối tượng trên thành lập trong thời gian được miễn lệ phí môn bài.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
Theo Nghị định số 22, doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết hạn được miễn lệ phí môn bài (năm thứ 4 kể từ ngày thành lập doanh nghiệp): trường hợp kết thúc trong 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; trường hợp kết thúc trong 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Theo quy định mới, hộ gia đình, cá nhân, nhóm sản xuất, kinh doanh đã giải thể có hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại trong 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Nghị định cũng quy định: "Người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện: Văn bản xin tạm ngừng sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn nộp lệ phí theo quy định (30/1 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng..."./.
2. Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020
- Đối với thuế GTGT (không bao gồm GTGT nhập khẩu), gia hạn tháng 04+05+06/2020 nếu kê khai theo tháng hoặc Quý 1+ Quý 2/2020 nếu kê khai theo quý, thời hạn là 05 tháng kể từ ngày kết thúc hạn nộp thuế theo quy định.
- Đối với Thuế TNDN, số thuế còn phải nộp cuối năm 2019, thuế TNDN tạm nộp Quý 1 + Quý 2/2020, thời hạn là 05 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế TNDN.
Đối tượng áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, thỏa mãn 02 điều kiện sau:
+ Điều kiện 1: Doanh thu dưới 50 tỷ
+ Điều kiện 2: Sau khi thỏa mãn Điều kiện 1 thì doanh nghiệp phải thuộc một trong các ngành nghề sau:
Do ảnh hưởng của dịch Covid, Doanh nghiệp được tạm dừng đóng BHXH (22% mức đóng của doanh nghiệp) trong khoảng thời gian từ tháng 04/2020 đến hết tháng 6/2020. Sau thời hạn trên nếu dịch ổn định thì DN sẽ đóng bù lại số tiền được dừng đóng nêu trên.
Theo đó Doanh nghiệp được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất (22%) khi có một trong các điều kiện sau: Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên; Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).
4. Trợ cấp tiền cho người lao động mất việc làm
Theo nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid- 1 Chính phủ vừa ban hành, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1,8 triệu đồng/người/tháng.
Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hàng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 1.4 và không quá 3 tháng.
Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo khoản 3 điều 98 bộ luật Lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 thì được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế, nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.
Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ 1.4 được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng theo hàng tháng, tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, nhưng không quá 3 tháng.
Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng theo hàng tháng, tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6.
Cũng theo nghị quyết này nhiều đối tượng chính sách được hỗ trợ cụ thể:
- Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 và được chi trả 1 lần.
- Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 và được chi trả 1 lần.
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31.12.2019 được hỗ trợ 250.000 đồng/khẩu/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 và được chi trả 1 lần.
- Nghị quyết của Chính phủ cũng nêu rõ: người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố dịch (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa không quá 12 tháng.
- Cho phép người lao động được gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện, thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng được thực hiện dưới hình thức gián tiếp (gửi thư điện tử, fax, qua đường bưu điện…) từ ngày 1.4 đến khi công bố hết dịch mà không phải xin xác nhận UBND xã, phường, thị trấn về việc xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.
Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ: nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo đảm cuộc sống cho người lao động.
Trước đó, theo tờ trình do Bộ Kế hoạch - Đầu tư xây dựng và báo cáo ra Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ dự kiến dành khoảng 62.000 tỉ (cả nguồn trực tiếp và gián tiếp) để hỗ trợ khoảng 20 triệu đối tượng.
1. Miễn thuế môn bài năm đầu tiên cho công ty mới thành lập
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài, có hiệu lực từ ngày 25/2/2020.
Theo đó, nghị định mới bổ sung đối tượng được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ 1/1 đến 31/12), bao gồm: tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới); hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh do 2 đối tượng trên thành lập trong thời gian được miễn lệ phí môn bài.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
Theo Nghị định số 22, doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết hạn được miễn lệ phí môn bài (năm thứ 4 kể từ ngày thành lập doanh nghiệp): trường hợp kết thúc trong 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; trường hợp kết thúc trong 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Theo quy định mới, hộ gia đình, cá nhân, nhóm sản xuất, kinh doanh đã giải thể có hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại trong 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Nghị định cũng quy định: "Người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện: Văn bản xin tạm ngừng sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn nộp lệ phí theo quy định (30/1 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng..."./.
2. Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020
- Đối với thuế GTGT (không bao gồm GTGT nhập khẩu), gia hạn tháng 04+05+06/2020 nếu kê khai theo tháng hoặc Quý 1+ Quý 2/2020 nếu kê khai theo quý, thời hạn là 05 tháng kể từ ngày kết thúc hạn nộp thuế theo quy định.
- Đối với Thuế TNDN, số thuế còn phải nộp cuối năm 2019, thuế TNDN tạm nộp Quý 1 + Quý 2/2020, thời hạn là 05 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế TNDN.
Đối tượng áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, thỏa mãn 02 điều kiện sau:
+ Điều kiện 1: Doanh thu dưới 50 tỷ
+ Điều kiện 2: Sau khi thỏa mãn Điều kiện 1 thì doanh nghiệp phải thuộc một trong các ngành nghề sau:
- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
- Sản xuất, chế biến thực phẩm, dệt, SX trang phục, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan, chế biến gỗ và SX sản phẩm từ gỗ, tre nứa (trừ giường, tủ, bàn ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; SX sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất kim loại; gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại; sx sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; sản xuất tủ, giường, bàn ghế
- Xây dựng
- Vận tải, kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống, giáo dục và đào tạo, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội, hoạt động KD bất động sản
- Hoạt động dịch vụ lao động và việc làm; hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch
- Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; hoạt động thể thao, vui chơi giải trí; hoạt động chiếu phim
- Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; sản phẩm cơ khí trọng điểm
Do ảnh hưởng của dịch Covid, Doanh nghiệp được tạm dừng đóng BHXH (22% mức đóng của doanh nghiệp) trong khoảng thời gian từ tháng 04/2020 đến hết tháng 6/2020. Sau thời hạn trên nếu dịch ổn định thì DN sẽ đóng bù lại số tiền được dừng đóng nêu trên.
Theo đó Doanh nghiệp được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất (22%) khi có một trong các điều kiện sau: Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên; Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).
4. Trợ cấp tiền cho người lao động mất việc làm
Theo nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid- 1 Chính phủ vừa ban hành, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1,8 triệu đồng/người/tháng.
Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hàng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 1.4 và không quá 3 tháng.
Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo khoản 3 điều 98 bộ luật Lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 thì được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế, nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.
Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ 1.4 được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng theo hàng tháng, tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, nhưng không quá 3 tháng.
Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng theo hàng tháng, tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6.
Cũng theo nghị quyết này nhiều đối tượng chính sách được hỗ trợ cụ thể:
- Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 và được chi trả 1 lần.
- Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 và được chi trả 1 lần.
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31.12.2019 được hỗ trợ 250.000 đồng/khẩu/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 và được chi trả 1 lần.
- Nghị quyết của Chính phủ cũng nêu rõ: người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố dịch (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa không quá 12 tháng.
- Cho phép người lao động được gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện, thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng được thực hiện dưới hình thức gián tiếp (gửi thư điện tử, fax, qua đường bưu điện…) từ ngày 1.4 đến khi công bố hết dịch mà không phải xin xác nhận UBND xã, phường, thị trấn về việc xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.
Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ: nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo đảm cuộc sống cho người lao động.
Trước đó, theo tờ trình do Bộ Kế hoạch - Đầu tư xây dựng và báo cáo ra Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ dự kiến dành khoảng 62.000 tỉ (cả nguồn trực tiếp và gián tiếp) để hỗ trợ khoảng 20 triệu đối tượng.
Tin liên quan :
Thành lập công ty
Dịch vụ kế toán
ĐÀO TẠO KẾ TOÁN