Thuế thu nhập bất thường là gì? Cách tính thuế thu nhập bất thường

Những cá nhân làm việc không có hợp đồng lao động hoặc làm việc với hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng với mức thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên là đối tượng phải nộp thuế thu nhập bât thường. Vậy thuế thu nhập bất thường là gì? Cách tính thuế thu nhập bất thường như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Định nghĩa thuế thu nhập bất thường

Thuế thu nhập bất thường là khoản tiền thuế mà cá nhân phải nộp khi có thu nhập phát sinh trong trường hợp cá nhân làm việc nhưng không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng dưới 03 tháng với mức thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên.

Đối tượng nộp thuế thu nhập bất thường

Theo Điểm i, Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC:

“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/ lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”

Như vậy, những trường hợp cần nộp thuế thu nhập bất thường gồm:

Người lao động không thực hiện ký kết hợp đồng lao động với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện trả tiền lương, tiền công.
Người lao động có ký kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng và có nguồn thu nhập trên 2 triệu đồng/ lần thanh toán.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân bất thường

Người lao động sẽ bị khấu trừ thuế thu nhập bất thường với mức là 10% trên tổng thu nhập được nhận mỗi lần phát sinh.
Công thức tính thuế thu nhập bất thường như sau:
Số tiền thuế thu nhập bất thường phải nộp = Thu nhập tính thuế x 10%
Hiện nay, thông thường thời gian thử việc của người lao động là 1 – 2 tháng. Và lương thử việc bằng 85% mức lương thỏa thuận. Tuy nhiên, do áp dụng quy định về tính thuế thu nhập bất thường nên lương thực nhận sẽ phải trừ 10% trước khi nhận về.

Làm gì để không phải đóng thuế thu nhập bất thường?

Để không phải đóng thuế thu nhập bất thường, cá nhân cần đáp ứng điều kiện chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% nêu ở phần trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế.

Khi đã đáp ứng điều kiện này thì cá nhân cần làm cam kết Mẫu 08/CK-TNCN theo Thông tư 80/2021/TT-BTC gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Bên cạnh đó, cá nhân làm cam kết phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế.

Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

Làm thế nào để nhận lại tiền thuế thu nhập bất thường đã bị thu?

Trường hợp cá nhân không làm cam kết Mẫu 08/CK-TNCN và bị trừ 10% thuế nhưng tổng thu nhập cả năm trừ gia cảnh và các khoản miễn thuế chưa tới mức phải nộp thuế thì có thể đủ điều kiện để nhận lại tiền thuế nhu nhập bất thường đã nộp.

Cách thực thực hiện như sau: Cuối năm, người lao động làm thủ tục quyết toán thuế để nhận về số tiền thuế thu nhập bất thường đã bị thu. Khi hồ sơ được duyệt, cơ quan thuế sẽ thông báo thời hạn nhận được tiền hoàn thuế.

Kết,

Trên đây thuế thu nhập bất thường là gì? Cách tính thuế thu nhập bất thường. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp ích cho quý độc giả của Viện kế toán.

Nếu doanh nghiệp bạn đang gặp vấn đề về kế toán - tài chính, chần chờ gì nữa nhanh tay liên hệ ngay qua hottline 0916.636.419 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Dịch vụ của Viện kế toán luôn đáp ứng tối đa nhu cầu của quý doanh nghiệp. Mọi vấn đề về kế toán - thuế của doanh nghiệp được giải quyết nhanh gọn, tiết kiệm nhất.

~st~