0916 636 419 ketoan@vienketoan.vn
Trang chủ Nghiệp Vụ Kế Toán Kế toán và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

Kế toán và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá tình hình hoạt động của công ty. Thông qua phân tích, công ty sẽ tìm ra được nguyên nhân của những tác động ảnh hưởng đến công ty và khai thác được tiềm năng phát triển. Từ đó, công ty sẽ đưa ra những chiến lược kinh doanh giúp nâng cao hiệu quả.  
 

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

 

Làm sao để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 

Phân tích biên lợi nhuận và hiệu suất tài chính 

Biên lợi nhuận là một trong các chỉ số mà công ty có thể phân tích khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Kết quả của mỗi chỉ số khi phân tích biên lợi nhuận sẽ giúp công ty đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh. 

Để đánh giá được hiệu suất tài chính, công ty bắt buộc phải phân tích các báo cáo tài chính. Các báo cáo sẽ phản ánh hiệu suất tài chính thông qua các chỉ tiêu: khả năng thanh toán ngắn hạn, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận… 

Xem thêm: Đánh giá doanh nghiệp qua bảng báo cáo tài chính
 

Đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh 

Thông qua hoạt động phân tích trên, công ty có thể đo lường được tình hình kinh doanh hiện tại. Chẳng hạn, khi kết quả biên lợi nhuận cao, tình hình kinh doanh của công ty ổn định, có lãi. Biên lợi nhuận cao đồng nghĩa với tỷ lệ chi phí thấp. Điều này cho thấy công ty có khả năng quản lý chi phí và ngân sách tốt. 

 

Sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá 

 

Sử dụng chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

 

Các công ty, nhà đầu tư thường tập trung vào một số chỉ số để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh:

  • Chỉ số phản ánh khả năng sinh lời: Chỉ số này thường được các nhà đầu tư sử dụng để quyết định đến việc đầu tư. Có 4 chỉ số giúp phản ánh khả năng sinh lời của công ty: tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lời của tài sản, tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đầu tư. 

  • Chỉ số phản ánh khả năng hoạt động: Khi đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty qua các báo cáo, có 3 chỉ số được sử dụng bao gồm: vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, vòng quay vốn lưu động.

 

Các công cụ và phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Phân tích biên lợi nhuận và định giá sản phẩm/dịch vụ 

Để phân tích biên lợi nhuận, công ty có thể áp dụng các công thức sau:

  • Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần x 100%

Chỉ số này càng cao thể hiện tình hình kinh doanh của công ty càng tốt. 

  • Biên lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu thuần x 100%

Chỉ số này thể hiện tổng quan mức độ hiệu quả trong hoạt động của công ty. Chỉ số này cũng giúp công ty, nhà đầu tư đánh giá rõ hơn các khoản chi phí trong quá trình kinh doanh. 

  • Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng / Tổng doanh thu x 100%

Biên lợi nhuận ròng cho biết khả năng tạo lợi nhuận từ doanh thu của công ty.

Xem thêm: Những điều cần biết về lợi nhuận gộp
 

Định giá sản phẩm để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 

 

Định giá sản phẩm dựa trên việc xem xét các yếu tố như chi phí sản xuất, giá cạnh tranh, nhu cầu thị trường… Từ các yếu tố trên, công ty có thể định vị sản phẩm trên phân khúc thị trường và dự đoán về hiệu quả sản phẩm mang lại cho hoạt động kinh doanh.  

 

Phân tích hoạt động vốn và vòng quay tài chính

Vốn hoạt động là yếu tố quan trọng của doanh nghiệp. Sự luân chuyển của vòng quay vốn đảm bảo cho việc sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được liên tục, ổn định. Vòng quay vốn lưu động thể hiện tỉ số giữa doanh thu thuần và số vốn lưu động bình quân.

Vòng quay tài chính là càng cao thể hiện kế hoạch sử dụng tài sản của công ty hiệu quả. Ngược lại, chỉ số thấp cho thấy nguồn vốn chưa được sử dụng tốt. 

Công thức tính tỷ lệ vòng quay vốn tài chính = Doanh thu thuần / Tổng bình quân tài sản sử dụng trong một kỳ. 


Sử dụng phân tích SWOT trong việc đánh giá hiệu quả 

 

Phân tích SWOT để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

 

Có khá nhiều mô hình được dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, mô hình SWOT được sử dụng các nhà quản trị, nhà đầu tư áp dụng nhiều nhất. 

  • Strengths (Điểm mạnh): Những yếu tố nội bộ của công ty, những ưu điểm mà công ty có thể phát triển hoặc điều chỉnh được.

  • Weaknesses (Điểm yếu): Những yếu tố bên trong công ty, những hạn chế chưa khắc phục được, những việc chưa làm tốt, 

  • Opportunities (Cơ hội): Những yếu tố bên ngoài tác động có nhiều lợi ích. Công ty có thể nắm bắt những cơ hội đó và phát triển.

  • Threats (Thách thức): Những yếu tố của thị trường ảnh hưởng, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh. 
     

Tổng kết

Hoạt động phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh được các công ty chú trọng. Tuy nhiên thực tiễn vẫn còn nhiều khó khăn nhất định trong quá trình phân tích. Hy vọng bài viết trên phần nào đó sẽ giúp công ty phân tích tình hình kinh doanh hiệu quả.  Nếu cần bất cứ sự hỗ trợ nào về thành lập công ty hay lĩnh vực kế toán - thuế, công ty có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0916636419!
Copyright © 2018 by VIỆN KẾ TOÁN VIỆT NAM

Liên hệ Tư vấn (24/7)0916.636.419