Top 10 mô hình kinh doanh thường gặp nhất
Kinh tế phát triển kéo theo không ít sự xuất hiện của những mô hình kinh doanh. Những mô hình này có thể được xem là cách xây dựng doanh nghiệp mà những nhà đầu tư lựa chọn để có thể phát triển lâu dài và bền vững. Cùng Viện Kế Toán tìm hiểu top 10 mô hình kinh doanh thường gặp nhất hiện nay.
Mô hình một đổi một
Mô hình một đổi một được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa hai mô hình: phi lợi nhuận lợi nhuận. Khía cạnh phi lợi nhuận đóng vai trò là yếu tố thu hút khách hàng, đồng thời cũng là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nhờ yếu tố phi lợi nhuận mà doanh nghiệp có được lợi nhuận và phát triển lâu dài, bền vững.
Ban đầu, mô hình một đổi một được tìm hiểu và phát triển bởi thương hiệu giày TOMS. Sự thật chứng minh rằng với mô hình này TOMS đã rất thành công. Người sáng lập ra thương hiệu giày này đã nghĩ ra ý tưởng: Sẽ có một đôi giày khác được tặng cho trẻ em nghèo trên toàn thế giới mỗi khi khách hàng mua một đôi giày. Với ý nghĩa nhân văn, chiến dịch này đã rất thu hút khách hàng, họ sẵn sàng tham gia cùng với công ty.
Mô hình thu lợi nhuận từ những sản phẩm kèm theo
Với mô hình kinh doanh này, doanh nghiệp sẽ làm cho khách hàng thích thú, say mê một sản phẩm nào đó của họ. Tận dụng lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm, khi đó doanh nghiệp sẽ bán kèm sản phẩm khác với chi phí cao.
Mô hình kinh doanh online
Mô hình kinh doanh online là hình thức kinh doanh trên môi trường mạng thông qua các kênh mạng xã hội như facebook, zalo hoặc các sàn thương mại điện tử như shoppe, lazada,.. Mô hình này giờ đây đã cực kỳ phổ biến và đang là xu hướng. Bên cạnh việc bán hàng, bạn có thể tận dụng tính viral của mạng xã hội để có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình.
Kinh doanh online tiết kiệm được rất nhiều chi phí như thuê mặt bằng, thuê nhân viên. Đồng thời, mạng internet còn giúp chủ bán tiếp cận được với nguồn khách hàng lớn và đa dạng mà không lo sợ bị giới hạn bởi không gian, thời gian.
alt: Mô hình kinh doanh online
Mô hình kinh doanh - bán trả phí Premium
Đây là mô hình có sự kết hợp của dịch vụ miễn phí và trả phí. Khách hàng luôn bị kích thích bởi yếu tố miễn phí. Cụ thể về mô hình Premium: công ty mang đến cho khách hàng một sản phẩm miễn phí. Sản phẩm này được thiết kế tương tự, không khác gì sản phẩm gốc. Tuy nhiên, một số chức năng của sản phẩm bị hạn chế.
Mục đích của việc tạo sản phẩm phiên bản miễn phí là kích thích họ sử dụng phiên bản trả phí. Hơn nữa, việc khách hàng sử dụng sản phẩm miễn phí cũng là cách để họ quảng bá miễn phí cho sản phẩm của công ty.
alt: Mô hình kinh doanh Premium
Mô hình tiếp thị liên kết
Mô hình tiếp thị liên kết hay còn gọi là affiliate có liên quan đến mô hình kinh doanh quảng cáo. Mô hình tiếp thị liên kết không quảng cáo trực quan mà thay vào đó là dùng các liên kết chứa thông tin sản phẩm được nhúng trong nội dung.
Ví dụ bạn có một trang blog review sách uy tín với nhiều lượt truy cập, bạn có thể nhúng các liên kết đến Tiki có bán đầu sách bạn đang review. Khi khách hàng bấm vào link và mua sách, bạn sẽ nhận được khoản hoa hồng từ Tiki cho mỗi lần giới thiệu khách cho họ.
alt: Mô hình kinh doanh Affiliate
Mô hình kinh doanh lưu động
Mô hình kinh doanh lưu động thường thấy nhất là các xe bán tải, xe buýt chạy lưu động để bán đồ ăn, hoa quả, sản phẩm,.... Tuy nhiên mô hình kinh doanh này chỉ thịnh hành ở một số quốc gia và đang rất hiếm ở Việt Nam.
alt: Mô hình kinh doanh lưu động
Mô hình privacy
Trong thời đại công nghệ, có rất nhiều công ty kiếm lợi nhuận dựa trên thu thập dữ liệu riêng tư của người dùng trên các thiết bị điện làm xâm phạm quyền riêng tư của người dùng. Vì vậy, mô hình Privacy ra đời và sẽ có lợi thế, được người dùng tin tưởng. Mô hình này lấy yếu tố bảo mật riêng tư làm là động lực cho sự phát triển và thành công của doanh nghiệp.
Ví dụ, công cụ tìm kiếm DuckDuckGo đã khá thành công khi bảo mật dữ liệu người dùng. Nhờ đó, họ kiếm tiền bằng cách bán từ khóa địa phương và các liên kết tích hợp.
Mô hình kinh doanh theo chuỗi cung ứng chiều dọc
Mô hình này được Leonardo Del Vecchio áp dụng thành công. Ông đã xây dựng thương hiệu Luxottica từ một cửa hàng nhỏ thành một thương hiệu đã chiếm lĩnh trên thị trường thế giới. Để làm được điều này, ông đã mua lại tất cả các chuỗi cung ứng, sở hữu các cửa hàng bán lẻ trên toàn cầu, nhờ đó mà Luxottica được xây dựng từng chút một phát triển. McDonald, KFC,.. là những thương hiệu nổi tiếng sử dụng mô hình kinh doanh này.
alt: Mô hình kinh doanh theo chuỗi cung ứng dọc
Mô hình xóa bỏ kênh môi giới trung gian
Thông thường việc đưa sản phẩm đến cửa hàng phải trải qua nhiều khâu trung gian, chi phí nhiều và lợi nhuận thu được vì thế sẽ giảm sút. Tuy nhiên, bạn có thể bỏ qua các khâu trung gian trong chuỗi cung ứng. Thay vào đó hãy bán trực tiếp sản phẩm cho khách hàng để tiết kiệm được chi phí, đồng thời còn tạo được mối quan hệ trực tiếp với khách hàng.
Mô hình nhượng quyền
Bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho bên được nhượng quyền giấy phép kinh doanh, quy trình, nguyên liệu, thương hiệu, tài liệu đào tạo,.. Bên được nhượng quyền được phép hoàn toàn bán sản phẩm dịch vụ khi đã được bên nhượng quyền bán lại.