0916 636 419 ketoan@vienketoan.vn
Trang chủ Nghiệp Vụ Kế Toán Phân Biệt Giấy Phép Kinh Doanh Và Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp

Phân Biệt Giấy Phép Kinh Doanh Và Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp

Giấy phép kinh doanh là loại giấy phép rất quan trọng để một doanh nghiệp hoạt động hợp pháp. Nhưng có nhiều người bị nhầm lẫn và chưa phân biệt được rõ ràng giữa giấy phép kinh doanh với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong nội dung bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về định nghĩa giấy phép kinh doanh, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai loại giấy phép trên để các bạn có cái nhìn tổng quan và sử dụng chúng đúng mục đích.
 

Giấy phép kinh doanh là gì?

 


Giấy phép kinh doanh là loại giấy cho phép các cá nhân, các tổ chức hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành. Về mặt pháp lý, các đối tượng được Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép kinh doanh có đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh. Theo Luật doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp trong nước thì ngành nghề đăng ký sẽ không hạn chế ngoại trừ kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
Vậy ta có thể hiểu như sau, giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ có tính chất thông hành mà có nó thì các cá nhân, các tổ chức hoạt động kinh doanh được hoạt động một cách hợp pháp. Được nhà nước cho phép và bảo vệ quyền lợi. Đăng ký giấy phép kinh doanh là bước đầu tiên phải thực hiện để một doanh nghiệp hoạt động hợp pháp.
 

Vì sao phải xin giấy phép kinh doanh?

 


Đáp ứng niềm tin của khách hàng

Đối với bất kì doanh nghiệp nào, việc hướng đến khách hàng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng là vấn đề vô cùng quan trọng. Do vậy, việc một doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp, tính chịu trách nhiệm trong hoạt động rõ ràng thì lòng tin khách hàng luôn sẵn sàng dành cho doanh nghiệp. Giấy phép kinh doanh là bằng chứng xác thực nhất chứng minh việc kinh doanh hợp pháp đảm bảo an toàn cho khách hàng.

Tuân thủ quy định pháp luật

Xin giấy phép kinh doanh là bước đầu tiên bắt buộc cần phải thực hiện đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh là công khai, minh bạch, kinh doanh những ngành nghề đem lại lợi ích cho xã hội chứ không phải là các ngành nghề có hại.

Mở rộng thị trường

Khi có giấy phép kinh doanh hợp pháp, doanh nghiệp có thể xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa khi đủ điều kiện và mong muốn kinh doanh ở nhiều thị trường khác nhau, mở rộng doanh nghiệp ở tầm quốc tế.
 

Phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh

 

 

Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp

Giấy phép kinh doanh

Khái niệm

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.

Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy đăng ký doanh nghiệp.

Ý nghĩa
pháp lý

- Là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước.
- Là nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp.

- Là sự cho phép của cơ quan quản lý Nhà nước.
- Là quyền cho phép (theo cơ chế xin–cho).

Điều kiện cấp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: theo quy định tại Điều 28 Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 của Luật doanh nghiệp 2014;
- Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.

- Giấy phép kinh doanh: Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định (chẳng hạn kinh doanh bán lẻ thuôc lá, kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu, kinh doanh dịch vụ thẩm định giá…)
- Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.)

Thủ tục cấp

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Hồ sơ hợp lệ với mỗi loại hình doanh nghiệp.

- Đơn xin phép
- Hồ sơ hợp lệ
- Thẩm định, kiểm tra các điều kiện do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

Thời hạn
tồn tại

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: do nhà đầu tư quyết định, thường không ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Giấy phép kinh doanh: do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép, thời hạn thường từ vài tháng đến vài năm.

Quyền của nhà nước

Giấy phép kinh doanh: do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép, thời hạn thường từ vài tháng đến vài năm.

Giấy phép kinh doanh: đủ hồ sơ, đủ Điều kiện nhưng cơ quan Nhà nước vẫn có thể từ chối để bảo vệ lợi ích cộng đồng, có thể hạn chế số lượng.
 


Trên đây là là những điều cần lưu ý về giấy phép kinh doanh, những điểm giống và khác nhau giữa giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hi vọng sau bài viết này doanh nghiệp có thể nắm rõ những ý trên và sử dụng hợp lí.

Copyright © 2018 by VIỆN KẾ TOÁN VIỆT NAM

Liên hệ Tư vấn (24/7)0916.636.419