QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ GỒM NHỮNG GÌ?
Doanh nghiệp thường xem xét doanh thu và lợi nhuận hoạt động kinh doanh. Và đó là số tiền thu sau khi tiến hành việc mua bán hàng hoá. Hay số tiền đã trừ đi những chi phí ban đầu khi sản xuất. Trong quá trình sản xuất hàng hoá đó, doanh nghiệp sẽ phải gặp công nợ. Khi đó, bộ phận kế toán cần lập bảng đối chiếu công nợ cho doanh nghiệp. Vậy, hãy cùng Vienketoan.vn tìm hiểu về nội dung này nhé!
Đối chiếu công nợ
Thế nào là đối chiếu công nợ?
Công nợ là số tiền xuất hiện trong các tài khoản khi giao dịch, trao đổi buôn bán hàng hoá. Là những tài khoản chính chưa kịp thanh toán với doanh nghiệp từ khách hàng. Nói cách khác, giữa đối tác doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, giữa các bên có liên quan.
Công nợ phải thu:
Là số tiền trong hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ, sản phẩm với khách hàng. Tuy nhiên, khoản tiền này chưa được thu về. Và khi theo dõi, quản lý công nợ cần thu thì kế toán công nợ cần lưu ý những điều như sau:
+Hạch toán chi tiết thông tin từng đối tượng và mỗi lần phát sinh.
+Theo dõi thanh toán thường xuyên để gửi công văn , giấy tờ thanh toán cho khách hàng.
+Cần tập hợp và ghi chép nhập số lượng giấy tờ, chứng từ liên quan. Lập biên bản đối chiếu công nợ vào mỗi cuối tháng, cần có chữ ký đầy đủ hai bên. Nhằm đảm bảo tính xác thực và giá trị giấy tờ, tránh trường hợp rủi ro xảy ra vấn đề nghiêm trọng.
+Đối với trường hợp công nợ quá hạn, kế toán cần báo lên cấp trên ngay lập tức. Để có phương pháp xử lý kịp thời, tránh tổn thất tài sản của doanh nghiệp.
Công nợ phải trả:
Là khoản tiền mà chủ thể doanh nghiệp cần phải thực hiện việc nợ cho bên cung cấp, đối tác. Số tiền đó thuộc trong quá trình mua vật, nguyên vật liệu, sản phẩm và dịch vụ. Là những khoản mà đối tác chưa đủ khả năng thanh toán, chưa kịp thanh toán đầy đủ. Kế toán thường xuyên theo dõi công nợ phải thu, cần lưu ý những điểm sau:
+Hạch toán số liệu cụ thể theo từng nhóm đối tượng
+Theo dõi, kiểm soát thời hạn thanh toán cho từng nhóm đối tượng. Phải đảm bảo độ tin cậy của doanh nghiệp. Thực hiện đúng và đủ luật đối với các khoản nộp cho nhà nước.
+Đối với những khoản nợ chưa xuất hoá đơn. Kế toán cần phải theo dõi thông tin, giấy tờ. Khi có hoá đơn thì nhanh chóng cập nhật vào sổ sách lưu trữ.
Ngoài ra, kế toán còn phải theo dõi các khoản công nợ cần thu bổ sung khác. Bao gồm thu hộ nội bộ, tạm ứng, thu tiền bồi thường,.. Hay các khoản công nợ phải trả khác như phải trả nội bộ, trả lương và trợ cấp cho nhân viên.
Nguyên tắc trong đối chiếu công nợ
Những nguyên tắc đối chiếu công nợ
-Giấy tờ số liệu phải đúng với điều kiện về chủ thể đối chiếu công nợ. Cũng như tuân thủ theo quy định pháp luật.
-Nội dung bảng đối chiếu không được trái với pháp luật. Đồng thời không vi phạm các giá trị đạo đức và xã hội.
-Tiêu chí lập công nợ giữa các bên hợp tác là tinh thần tình nguyện và công bằng. Phải tôn trọng lẫn nhau, không gây xung đột hay có sự ép buộc.
-Khi lập bảng đối chiếu công nợ phải lập thành văn bản rõ ràng. Hoặc bằng các hình thức khác tương đương, phải xác lập làm căn cứ có giá trị. Nhằm kiểm tra tình trạng thanh toán nghĩa tài chính giữa các bên với nhau.
Những lỗi thường hay mắc trong lập biên bản
+Kế toán gửi thư xác nhận đến khách hàng, nhưng thống kê phần trăm phản hồi rất ít. Vì thế, việc đánh giá và tổng hợp sẽ dễ sai sót trong việc kiểm soát công nợ.
+Doanh nghiệp cần thu công nợ từ khách hàng, luôn bị lệch giữa sổ kế toán và biên bản đối chiếu. Và chưa xác định rõ nguyên nhân dẫn đến sai sót công nợ.
+Đối với trường hợp các doanh nghiệp xây dựng, thì có phần trăm đa số không sử dụng biên bản đối chiếu. Hay đối chiếu công nợ có phần chênh lệch nhiều. Thậm chí là nhiều khoản công nợ mà không rõ ràng về đối tượng.
Qua đó, ta thấy doanh nghiệp cần chuẩn bị và cẩn thận trong công tác quản lý công nợ. Nhằm hạn chế tối đa việc sai số liệu trong thiết lập biên bản đối chiếu.