Chiến lược xây dựng mạng lưới đối tác và khách hàng trong kinh doanh
Mạng lưới quan hệ luôn là yếu tố thúc đẩy sự thành công. Trong hoạt động phát triển doanh nghiệp hiện nay, xây dựng mạng lưới đối tác và mở rộng tiếp cận khách hàng mang đến nhiều giá trị cho doanh nghiệp cũng như các bên. Là yếu tố quan trọng nên doanh nghiệp cần hiểu rõ về lợi ích cũng như tìm hiểu các bước xây dựng nên chiến lược.
Lợi ích của mạng lưới đối tác và khách hàng trong kinh doanh
Xây dựng mạng lưới đối tác và khách hàng sẽ mang lại cho doanh nghiệp một số lợi ích sau đây:
-
Tiếp cận với nhiều nguồn khách hàng mới: thông qua các chương trình quảng bá sản phẩm, thương hiệu, doanh nghiệp sẽ dần xây dựng được một lượng khách hàng tiềm năng lớn.
-
Phát triển nhanh trên thị trường: Hợp tác kinh doanh sẽ hỗ trợ nhau trong các dự án truyền thông. Các bên sẽ mở rộng kênh truyền thông và tiếp cận thêm nhiều đối tượng khách hàng.
-
Hỗ trợ nguồn năng lực: Khi hình thành quan hệ đối tác trong kinh doanh, các doanh nghiệp có thể hỗ trợ những thiếu sót trong quá trình hoạt động. Việc này sẽ làm giảm áp lực cho doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng hiệu quả.
-
Tạo sự cạnh tranh: Cạnh tranh là động lực thúc đẩy tạo ra sự phát triển. Xây dựng mạng lưới đối tác giúp doanh nghiệp cọ xát nhiều hơn trên thị trường. Lợi ích này sẽ tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ tốt và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng
Xem thêm: Tầm quan trọng của việc lựa chọn đối tác trong kinh doanh
Chiến lược xây dựng mạng lưới đối tác
Để xây dựng chiến lược đối tác trong kinh doanh, doanh nghiệp có thể xem qua 4 bước sau:
Thiết lập mục tiêu và kế hoạch xây dựng mạng lưới đối tác
Trong bước này, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình. Đồng thời doanh nghiệp cần phân tích điểm mạnh và điểm yếu của hai bên. Bước này giúp cho doanh nghiệp biết tận dụng ưu điểm và khắc phục thiếu sót. Kế hoạch xây dựng cũng bao gồm việc xác định nhu cầu của nguồn khách hàng từ doanh nghiệp để xây dựng hệ thống đối tác hiệu quả.
Xác định loại hình đối tác và phạm vi hợp tác
Một số loại hình đối tác trong kinh doanh như: đối tác chiến lược, đối tác toàn diện… Mỗi loại đối tác sẽ hướng đến một phạm vi hợp tác riêng biệt. Với đối tác chiến lược, hai bên sẽ liên kết phát triển ở một lĩnh vực nào đó. Ví dụ trong hợp tác giữa các đối tác thương mại, hai bên sẽ hợp tác trong lĩnh vực quảng cáo, tiếp thị…
Giao tiếp và thiết lập quan hệ với đối tác
Thông qua dữ liệu phân tích các đối tác, doanh nghiệp sẽ chọn lọc trong các đối tác tiềm năng. Sau đó, doanh nghiệp sẽ liên hệ và trao đổi về cơ hội hợp tác. Doanh nghiệp sẽ đưa ra các nhu cầu và lợi ích trong quá trình hợp tác. Sau đó, hai bên sẽ xem xét, đánh giá và tiến hành thiết lập quan hệ hợp tác.
Quản lý và phát triển mạng lưới đối tác
Việc điều hành và phát triển mạng lưới đối tác trong kinh doanh là hoạt động quan trọng. Các bên sẽ đồng hành và mang lại lợi ích phát triển cho nhau trong quá trình hợp tác. Do đó, nhà quản trị doanh nghiệp cần có chiến lược phù hợp với các đối tác trong tương lai.
Chiến lược xây dựng mạng lưới khách hàng
Phân đoạn khách hàng và định hình hồ sơ khách hàng
Vì mỗi phân khúc là các nhóm đối tượng khác nhau, nên mỗi nhóm sẽ có đặc điểm khác nhau. Doanh nghiệp có thể định hình phân khúc dựa trên yếu tố nhân khẩu học như: vị trí địa lý, độ tuổi, giới tính…
Xác định kênh tiếp cận và tiếp thị đến khách hàng
Dựa vào bước trên, doanh nghiệp sẽ có kênh tiếp cận đến từng nhóm khách hàng phù hợp. Hiện nay, mạng lưới kinh doanh có đa dạng các kênh tiếp cận khách hàng. Chẳng hạn như tiếp thị theo phương thức truyền thống, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.
Ví dụ: với nhóm khách hàng từ độ tuổi từ 18-33, kênh tiếp cận sẽ là mạng xã hội, trang thương mại điện tử…
Tạo trải nghiệm khách hàng tốt và tăng cường quan hệ khách hàng
Để mạng lưới khách hàng được phát triển và mở rộng, doanh nghiệp nên cung cấp những sản phẩm, dịch vụ chất lượng. Bởi nếu sản phẩm không hiệu quả, dịch vụ không tốt, thì doanh nghiệp sẽ mất đi sự trung thành của khách hàng.
Xem thêm: 7 bước để có trải nghiệm khách hàng vượt trội
Phát triển chương trình chăm sóc và phục vụ khách hàng
Khi đã xây dựng mạng lưới đối tác ổn định, các bên cần phối hợp với nhau để thực hiện các chương trình, chiến dịch ưu đãi đến khách hàng. Nếu đã có tệp khách hàng bền vững hoặc tiềm năng, xây dựng đội ngũ chăm sóc khách hàng là điều cần thiết.