Hồ sơ và các thủ tục đăng ký Thang Bảng Lương cho doanh nghiệp, kế toán cần biết

Trong bài viết này Viện Kế Toán- Công ty cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói sẽ chia sẻ đến anh/ chị em nhà kế, các bước chuẩn bị hồ sơ cũng như là thủ tục chi tiết để đăng ký thang bảng lương cho công ty/ doanh nghiệp lần đầu tiên.
 
 

1. Công ty/ doanh nghiệp nếu nếu không xây dựng thang bảng lương thì có bị phạt hay không?

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 88/2015/NĐ-CP, công ty/ doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính nếu như không thực hiện xây dựng cũng như là đăng ký thang bảng lương, định mức lao động lên cơ quan quản lý lao động cấp huyện.
Cụ thể mức phạt như sau:
- Công ty/ doanh nghiệp có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng,
- Căn cứ vào Điều 13 Nghị định 88/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 2 triệu -  5 triệu nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:
+ Công ty/ doanh nghiệp không xây dựng hoặc xây dựng sai quy định: Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động; xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật.
+ Công ty/ doanh nghiệp sử dụng sai quy định: sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định sau khi cơ quan quản lý lao động cấp huyện đã yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung.
+ Công ty/ doanh nghiệp không công khai tại nơi làm việc: Không công bố công khai thang lương, bảng lương, định mức lao động, và quy chế thưởng tại nơi làm việc.
+ Công ty/ doanh nghiệp không thông báo trước về hình thức trả lương: Không thông báo cho người lao động ít nhất 10 ngày trước khi áp dụng hình thức trả lương mới.
 
>>> Chính vì thế, Viện Kế Toán- Công ty cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói LƯU Ý các công ty/ doanh nghiệp cần đặc biệt tuân thủ các quy định này để tránh vi phạm cũng như là đảm bảo minh bạch trong việc xây dựng hệ thống lương thưởng cho NLĐ.


 
 

2. Các bước lập hồ sơ/ thủ tục để đăng ký thang bảng lương lần đầu cho Doanh nghiệp

Lưu ý, trước khi mà tiến hành xây dựng thang bảng lương lần đầu, nếu như công ty/ doanh nghiệp bạn vẫn chưa tiến hành thực hiện khai lao động lần đầu tiên thì nên doanh nghiệp cần tiến hành khai trình lao động đồng thời sau đó gửi lên Phòng Lao động Quận, Huyện trực thuộc quản lý.

- Bước 1:  Công ty/ doanh nghiệp cần tiến hành khai trình lao động lần đầu

Nếu công ty/ doanh nghiệp chưa từng khai trình lao động, cần tiến hành thủ tục này trước. Hồ sơ khai trình lao động bao gồm:
+ Văn bản khai trình lao động (theo mẫu quy định).
+ Danh sách lao động hiện có trong doanh nghiệp.
Hồ sơ được gửi đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Quận/Huyện nơi doanh nghiệp hoạt động.

- Bước 2: Công ty/ doanh nghiệp làm hồ sơ đăng ký thang bảng lương lần đầu

Sau khi hoàn thành khai trình lao động, công ty/ doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thang, bảng lương gồm:
+ Quyết định ban hành thang bảng lương của người sử dụng lao động.
+ Hệ thống thang, bảng lương chi tiết theo từng vị trí, chức danh công việc.
+ Quy chế trả lương của doanh nghiệp (nêu rõ hình thức, thời gian trả lương).
+ Văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để đăng ký thang, bảng lương.

- Bước 3: Doanh nghiệp cần tiến hành gửi hồ sơ và chờ phản hồi

Nộp toàn bộ hồ sơ tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Quận/Huyện trực thuộc quản lý. Nếu có yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi, doanh nghiệp cần hoàn thiện theo đúng hướng dẫn.

- Bước 4: Doanh nghiệp công bố và thực hiện

Sau khi được phê duyệt, doanh nghiệp phải công bố công khai thang, bảng lương tại nơi làm việc để người lao động nắm rõ, đồng thời thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

>>> Lưu ý: Việc khai trình lao động và xây dựng thang bảng lương không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn giúp đảm bảo quyền lợi minh bạch, hợp lý cho người lao động.

3. Một vài LƯU Ý công ty/ doanh nghiệp cần nắm khi xây dựng thang bảng lương lần đầu

- Lưu ý thứ nhất, trong vòng 1 tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, thì công ty/ doanh nghiệp cần phải có nghĩa vụ khai trình việc sử dụng lao động lên Phong lao động- Thương binh xã hỗi hoặc là Sở Lao động – Thương binh và xã hội tại Quận/ Huyện quản lý.

- Lưu ý thứ 2, doanh nghiệp cần lưu ý quý chế lương/ thưởng cũng như là bảng tiêu chuẩn chức danh ngành nghề tuỳ thuộc vào đặc điểm lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp để xậy dựng sao cho phù hợp.

>>> Ngoài những vấn đề trên thì công ty/ doanh nghiệp cũng cần LƯU Ý một vài quy định về
chi phí tiền lương, cũng như là các khoản phụ cấp, trích lập quỹ dự phòng tiền lương,… với mục đích là để đảm bảo tuân thủ đúng nhưng quy định đang hiện hành. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về dịch vụ kế toán, BHXH, HĐĐT,… thì hãy liên hệ ngay với Viện Kế Toán qua HOTLINE: 0916.636.419 để được tư vấn thêm nhé!!!