Vai trò của kế toán trong doanh nghiệp - Những điều cần biết
Kế toán là quá trình thực hiện thu thập dữ liệu, chứng từ, phân tích và xử lý số liệu. Các dữ liệu được kế toán xử lý hầu như liên quan đến dòng tiền và tài sản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công việc này gắn liền với những con số, giấy tờ, vì vậy kế toán trong doanh nghiệp đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận.
Vai trò kế toán trong hoạt động kinh doanh của công ty
Ghi nhận và xác định thông tin tài chính
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh sự vận động của dòng tiền. Kế toán là bộ phận thu thập và xác minh nguồn gốc dòng tiền luân chuyển. Việc ghi nhận, xác minh được thực hiện thông qua các chứng từ, hóa đơn mua bán…
Bảo đảm tuân thủ các quy định kế toán và pháp lý
Theo quy định Luật Kế toán năm 2015, kế toán phải tuân theo các quy định và hướng dẫn về một số lĩnh vực hay một công việc cụ thể. Mỗi loại hình kinh doanh doanh nghiệp áp dụng những chế độ kế toán khác nhau. Ví dụ: kế toán thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tuân theo quy định thuộc Thông tư 133/2016/TT - BTC.
Kế toán cũng là bộ phận thực hiện trách nhiệm pháp lý thay cho doanh nghiệp. Kế toán sẽ thực hiện thanh toán các khoản thuế và nộp báo cáo thuế đúng thời hạn.
Xem thêm: Những kỹ năng cần có khi tham gia hoạt động kế toán doanh nghiệp
Xác định và đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh
Sau khi hoàn thành xong báo cáo kết quả kinh doanh, kế toán sẽ thực việc xác định nguyên nhân tác động, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng các báo cáo trước qua các dữ liệu phân tích, kế toán sẽ cùng với ban quản trị dự đoán và đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Cung cấp thông tin quan trọng cho quyết định kinh doanh
Kế toán trong doanh nghiệp có vai trò cung cấp sẽ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị. Thông thường, doanh nghiệp thường sẽ ra các quyết định về vốn hay kế hoạch đầu tư. Các quyết định sẽ dựa trên hoạt động phân tích dữ liệu mà kế toán cung cấp.
Thực hiện kiểm soát và phòng ngừa rủi ro tài chính
Một trong những vai trò của kế toán trong doanh nghiệp là kiểm soát rủi ro tài chính. Qua thu thập dữ liệu và lập báo cáo, kế toán là bộ phận trực tiếp quản lý tài chính. Do đó, để đảm bảo tài chính doanh nghiệp được ổn định và tránh được các rủi ro, bộ phận kế toán cần phải kiểm soát số liệu, dòng tiền ra - vào một cách chặt chẽ.
Các nhiệm vụ và hoạt động chính của kế toán
Quản lý hệ thống thông tin kế toán
Để quản lý tài chính tốt, nhiệm vụ quản lý hệ thống thông tin kế toán nên được chú trọng. Kế toán viên khi quản lý hệ thống thông tin kế toán sẽ đảm bảo tỷ lệ số liệu được chính xác trong các giao dịch tài chính. Kế toán sẽ dễ dàng nắm được hoạt động lưu trữ tài chính của doanh nghiệp.
Xử lý và ghi nhận giao dịch tài chính
Kế toán trong doanh nghiệp có nhiệm vụ xác nhận các giao dịch tài chính bằng tiền mặt thông qua mua bán, hoạt động vay nợ… Hiện nay hình thức giao dịch qua thẻ tín dụng và tài khoản cũng trở nên phổ biến. Với nhiều hình thức giao dịch khác nhau, kế toán cần xử lý cẩn thận và chính xác để tránh nhầm lẫn trong thống kê.
Chuẩn bị báo cáo tài chính và báo cáo thuế
Báo cáo tài chính và báo cáo thuế là hai công việc mà kế toán phải đảm bảo thực hiện. Đối với báo cáo tài chính sẽ bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Kế toán sẽ thực hiện lập và trình bày báo cáo tài chính dựa trên số liệu thống kê theo năm tài chính của doanh nghiệp.
Báo cáo thuế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của kế toán trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có kế hoạch thực hiện báo cáo thuế khác nhau. Thời hạn nộp báo cáo thuế được chia theo tháng, quý hoặc theo năm.
Thực hiện kiểm tra và kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ với kế toán trong doanh nghiệp giúp việc quản trị rủi ro được thực hiện tốt. Kế toán viên sẽ đánh giá tình hình tài chính và kinh doanh thông qua các báo cáo và báo cáo với Ban quản trị. Vì vậy, hệ thống kiểm toán nội bộ phải liên tục được rà soát, kiểm tra và cập nhật.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói
Hỗ trợ trong quản lý tài chính và lập kế hoạch
Là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động thu chi dòng tiền, kế toán trong doanh nghiệp sẽ hỗ trợ trong các vấn đề tài chính cho ban điều hành. Do đó, kế toán có nhiệm vụ cùng với doanh nghiệp lập kế hoạch cho các hoạt động tài chính, đầu tư, kinh doanh…