Báo cáo tài chính năm 2020 và những điều kế toán cần lưu ý

Báo cáo tài chính là định nghĩa quen thuộc với nhân viên kế toán thuế của doanh nghiệp nói riêng và của mọi doanh nghiệp nói chung. Vào cuối mỗi năm hoạt động,tất cả các doanh nghiệp  lớn nhỏ đều phải lập báo cáo tài chính để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, báo cáo này được lập và gửi cho cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ kinh doanh.

 Như vậy nếu định nghĩa thì báo cáo tài chính  là báo cáo tổng hợp tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. BCTC cũng là báo cáo phân tích tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.Theo cách hiểu khác, báo cáo kế toán tài chính chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng

Mùa báo cáo tài chính doanh nghiệp năm 2020 đang cận kề với mỗi nhân viên kế toán, kế toán cần lưu ý những điều sau đây để hoàn thành cho doanh nghiệp của mình một bản báo cáo tài chính trọn vẹn:

1. Hạn nộp báo cáo tài chính hàng năm được quy định đối với mỗi loại hình doanh nghiệp như sau:
 
Đối với Doanh nghiệp nhà nước :

- Chậm nhất 20 ngày đối với báo cáo quý – kể từ ngày kết thúc quý.

- Chậm nhất 30 ngày đối với báo cáo năm – kể từ sau ngày kết thúc năm tài chính.

Đối với Các tổng công ty được quy định:

- Chậm nhất 45 ngày đối với báo cáo quý – kể từ ngày kết thúc quý.

-  Chậm nhất 90 ngày đối với báo cáo năm, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

 Đối với Các đơn vị kế toán trực thuộc được:

- Nộp BCTC quý, năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị cấp trên quy định.

 Các DN tư nhân, các công ty hợp danh:

-  Chậm nhất là 30 ngày – kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

 Các DN khác còn lại được quy định như sau:

Chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
 
Như vậy Theo quy định, doanh nghiệp phải hoàn thành và nộp báo cáo tài chính năm 2020 trước ngày 30/03/2020, doanh nghiệp lập, ký số và nộp qua cổng thông tin thuế điện tử. Những doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính Sau thời hạn trên đều được tính là chậm nộp.

2. Bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm những gì? 

1. Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, tại điều 100 có quy định về báo cáo tài chính:

Đối với báo cáo tài chính  năm gồm:
  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Đối với báo cáo tài chính giữa niên độ bao gồm:
  • Bảng cân đối kế toán giữa niên độ
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc
3.  Các nguyên tắc khi lên báo cáo tài chính
 
Trong nhiều trường hợp, dựa vào tình hình thực tế để lên được một bộ báo cáo tài chính chính xác kế toán phụ trách cần có sự nhanh nhẹn, linh hoạt xử lý nhiều vấn đề thực tế phát sinh. Tuy nhiên mọi quyết định đều phải dựa trên những nguyên tắc nhất định sau đây:

+ Nguyên tắc nhất quán: Thể hiện ở việc trình bày và phân loại các khoản mục một cách đồng nhất từ kỳ này sang kỳ khác. Nếu có sự thay đổi lớn trong hoạt động của doanh nghiệp, hoặc có sự xem xét lại về bố cục trình bày báo cáo tài chính một cách hợp lý hơn thì bắt buộc mới phải thay đổi điều chỉnh.
 
+ Nguyên tắc hoạt động liên tục: Doanh nghiệp lập báo cáo tài chính trên điều kiện được giả định đang và sẽ hoạt động kinh doanh liên tục và bình thường trong một tương lai gần.
 
+ Nguyên tắc dồn tích: Ngoại trừ các thông tin liên quan đến luồng tiền, BCTC phải được lập trên cơ sở dồn tích. Có nghĩa là, cho dù các giao dịch và sự kiện có các thời điểm thực thu, thực chi, ghi nhận vào sổ kế toán là khác nhau nhưng trên BCTC phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh.
 
+ Nguyên tắc bù trừ:
 
  • Trên BCTC khoản mục tài sản và công nợ phải được trình bày riêng biệt không được bù trừ.
  • Nguyên tắc bù trừ được áp dụng với các khoản mục như: doanh thu, thu thập khác, chi phí, các khoản lỗ, lãi và các sự kiện khác trong trường hợp được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác. Một số giao dịch hoạt động SXKD thông thường sẽ được bù trừ khi nhận giao dịch và trình bày rõ trong BCTC.
+ Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp: Trong BCTC, cần trình bày riêng biệt đối với những khoản mục có tính trọng yếu; đối với những khoản mục không trọng yếu sẽ được tập hợp vào những khoản mục cùng tính chất hoặc tương tự nhau.

+ Nguyên tắc có thể so sánh: Tất cả các loại BCTC đều có thể trình bày thể hiện sự so sánh số liệu giữa các kỳ kế toán.