Các quy định về truy thu thuế

Các quy định về truy thu thuế như thế nào? Hãy cùng Viện Kế Toán tìm hiểu ngay trong bài viết này

Thế nào là truy thu thuế? 

Không có quy định nào định nghĩa thế nào là “truy thu thuế” xong căn cứ vào thực tế và các quy định liên quan của luật thuế chúng ta có thể khái quát như sau: Truy thu thuế là quyết định hành chính do cơ quan thuế ban hành, yêu cầu đối tượng nộp thuế cần phải nộp phần thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Thuế bị truy thu đề cập đến toàn bộ các khoản nợ thuế từ những năm trước đó.
Các lý do này bao gồm các hành vi như: 
  • Vi phạm trong kê khai thu nhập và không thực hiện nghĩa vụ thuế; 
  • Không báo cáo tất cả thu nhập kiếm được trong năm tính thuế (kê thiếu); 
  • Bỏ qua việc khai thuế trong năm tính thuế nhất định.
Về bản chất, truy thu thuế là quyết định hành chính yêu cầu chủ thể chưa có nộp đủ thuế thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, có thể chưa phải là quyết định xử phạt vi phạm hành chính, và nguyên nhân của việc chậm nộp thuế có thể do chủ quan, khách quan cố ý hoặc vô tình vi phạm.
Một số ví dụ khác về truy thu thế như: kê khai thu nhập nhưng không thực hiện nghĩa vụ thuế, không báo cáo tất cả thu nhập kiếm được trong năm tính thuế, bỏ qua việc khai thuế trong năm tính thuế. 
Lưu ý: 
Thuế bị truy thu không chỉ truy thu số thuế thiếu của năm trước mà là truy thu toàn bộ số thuế nộp thiếu của các năm trước, miễn là cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra phát hiện ra. Trường hợp quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế (chi tiết tại Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP) thì tuy sau thời hiệu xử phạt vi phạm, người nộp thuế không bị phạt nữa, nhưng vẫn phải nộp đủ số thuế còn thiếu cho ngân sách nhà nước.
Thêm vào đó, dù người nộp thuế – những cá nhân, hộ kinh doanh có hoạt động kinh doanh bán hàng hóa dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử dù vô tình hay cố tình không kê khai và nộp thuế theo quy định. Khi cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan thuế…) phát hiện thì sẽ xử lý truy thu thuế theo quy định.
Ngoài ra, trường hợp người nộp thuế cố tình không thực hiện nghĩa vụ thuế thì nhẹ sẽ bị xử phạt theo quy định về xử phạt hành chính, nặng tới phạm vi điều chỉnh, răn đe của Bộ luật hình sự thì còn bị xử theo Luật hình sự. 
Bài viết chỉ thuần túy nói về việc truy thu thuế. Người nộp thuế có thể cố ý hoặc vô ý chưa nộp đủ thuế. 

Thẩm quyền ra quyết định truy thu thuế

Điều 2, Luật quản lý thuế năm 2019 quy định cơ quan quản lý thuế bao gồm:
+ Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực;
+ Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.
=> Do vậy, thẩm quyền truy thu thuế sẽ bao gồm các cơ quan sau: Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế; Tổng cục hải quan, Cục hải quan, Chi cục hải quan (đối với hàng hóa xuất nhập khẩu).
hời hạn truy thu thuế
Theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP: 
a) Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ tiền thuế truy thu (số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, tiền chậm nộp tiền thuế) vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
b) Thời hạn truy thu thuế tại điểm a khoản này chỉ áp dụng đối với các khoản thuế theo pháp luật về thuế và khoản thu khác do tổ chức, cá nhân tự khai, tự nộp vào ngân sách nhà nước.
Đối với các khoản thu từ đất đai hoặc khoản thu khác do cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân thì cơ quan có thẩm quyền xác định thời hạn truy thu theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan nhưng không ít hơn thời hạn truy thu theo quy định tại điểm a khoản này.
Như vậy:
Trường hợp người nộp thuế đã đăng ký thuế và quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế –> người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ tiền thuế truy thu (số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, tiền chậm nộp tiền thuế) vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. 
Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. 
Lưu ý: 
Ngày phát hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày lập biên bản vi phạm hành chính về thuế. 
Thời hạn truy thu thuế là 10 năm trở về trước chỉ áp dụng đối với các khoản thuế theo pháp luật về thuế và khoản thu khác do tổ chức, cá nhân tự khai, tự nộp vào ngân sách nhà nước. Đối với các khoản thu từ đất đai hoặc khoản thu khác do cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân thì cơ quan có thẩm quyền xác định thời hạn truy thu theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan nhưng không ít hơn thời hạn truy thu theo quy định trên”.

Kết,

Trên đây Viện Kế Toán vừa giải đáp: Các quy định về truy thu thuế. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp ích cho quý độc giả của Viện kế toán.

Nếu doanh nghiệp bạn đang gặp vấn đề về kế toán - tài chính, chần chờ gì nữa nhanh tay liên hệ ngay qua hottline 0916.636.419 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Dịch vụ của Viện kế toán luôn đáp ứng tối đa nhu cầu của quý doanh nghiệp. Mọi vấn đề về kế toán - thuế của doanh nghiệp được giải quyết nhanh gọn, tiết kiệm nhất.

~st