NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ KẾ TOÁN KINH DOANH
Một số điều bạn nên biết về kế toán kinh doanh:
Kế toán kinh doanh được hiểu là người đảm nhận công việc ghi chép, thu nhập, phân tích. Đồng thời, xử lý thông tin về tài chính, giá trị hàng hóa, thuế trong doanh nghiệp. Đây là nghề gắn liền với sổ sách, con số, đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ tuyệt đối. Đối với mỗi doanh nghiệp, nó được xem như hoạt động quan trọng trong sản xuất và kinh doanh. Dù cho ở nước ngoài hay trong nước, kế toán trong kinh doanh không thể thiếu trong quá trình vận hành.
Trong thời đại kinh tế phát triển, nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi kế toán chính là cầu nối giữa doanh nghiệp với các hoạt động. Bao gồm: hoạt động mua bán, kinh doanh, huy động vốn, giải ngân vốn,... Hoặc cầu nối giữa sếp với các nhân viên trong nội bộ.
Kế toán kinh doanh
Phân loại kế toán trong kinh doanh hiện nay:
Ngành kế toán kinh doanh trên thị trường hiện nay được chia làm 2 loại lớn, cụ thể:
- Kế toán công là người làm việc cho tổ chức, đơn vị không có hoạt động kinh doanh, buôn bán. Công việc này là làm giấy tờ, công văn, thuế, tính tiền lương cho nhân viên, thành viên tổ chức.
- Kế toán doanh nghiệp là người làm kế toán đầy đủ các công việc. Có thể bao gồm vận hành một hệ thống tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp. Công việc này có rất nhiều mặt, áp lực và khó khăn hơn rất nhiều so với kế toán công.
Ngoài ra, người ta còn chia kế toán thành nhiều loại khác nhau. Có thể theo tên gọi hoặc tính chất đặc trưng của công việc như:
- Kế toán về thuế;
- Kế toán về việc tổng hợp;
- Kế toán trong bán hàng;
- Kế toán của ngân hàng;
- Kế toán trong kho;
- Kế toán về công nợ;
- Kế toán về các khoản lương bổng...
Nhìn chung, kế toán nào cũng làm việc với con số, sổ sách, giải quyết vấn đề của doanh nghiệp. Chính vì thế, vị trí kế toán là cánh tay đắc lực không thể thiếu hiện nay.
Phân loại kế toán
Một số nhiệm vụ của người làm kế toán trong lĩnh vực kinh doanh:
- Thu thập, xử lý, thống kê các số liệu theo các đối tượng và hoạt động trong kinh doanh;
- Kiểm tra, giám sát nghĩa vụ, hoạt động về các khoản thu chi, nộp thuế và thanh toán nợ;
- Kiểm tra, quản lý tài sản doanh nghiệp, cách thức sử dụng và hình thành nguồn tài sản;
- Theo dõi, phát hiện, ngăn chặn kịp thời về các hoạt động kế toán vi phạm pháp luật;
- Phân tích, đọc các báo cáo số liệu cũng như thống kê kế toán;
- Biết cách tham mưu, đề xuất các giải pháp cho kế toán kinh doanh;
- Cung cấp, thống kê các số liệu theo đúng quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ của kế toán
Yêu cầu hoạt động cần có của ngành nghề này:
- Các thông tin, số liệu ghi trong bản báo cáo kế toán phải phản ánh cả quá trình. Từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc hoạt động tài chính, kinh tế của doanh nghiệp;
- Thể hiện đầy đủ, rõ ràng mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Qua đó thể hiện được các chứng từ kế toán, sổ sách và tình hình tài chính;
- Cung cấp những thông tin, số liệu đúng hạn, phản ánh kịp thời;
- Các số liệu thống kê phải chính xác, phản ánh đúng bản chất doanh nghiệp. Đồng thời, nội dung và các giá trị kinh tế, tài chính cần thể hiện rõ ràng;
- Sắp xếp, phân loại thông tin, số liệu theo một trình tự, có hệ thống so sánh được.
Một kế toán trong kinh doanh giỏi cần những yếu tố gì?
- Họ phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, chính xác;
- Luôn đặt đạo đức, phẩm chất nghề kế toán lên trên hết;
- Có các kỹ năng cần thiết và hoàn thành tốt mọi trách nhiệm trong công việc;
- Yêu nghề cũng như có đam mê, cầu tiến trong công việc.
Lời kết:
Tóm lại, kế toán kinh doanh là một hoạt động có tầm quan trọng đối với doanh nghiệp. Nếu không có nó, doanh nghiệp không thể vận hành tốt, hoạt động mang lại hiệu quả cao. Do đó, để biết thêm một số thông tin cần thiết về dịch vụ kế toán. Hãy liên hệ đến vienketoan bạn nhé.