Những Thủ Tục Sau Khi Thành Lập Doanh Nghiệp

Nhiều chủ doanh nghiệp còn phải loay hoay và không biết phải làm gì sau khi nhận giấy phép đăng ký kinh doanh, phải thực hiện các quy định của Pháp Luật sau khi thành lập như: làm con dấu, đăng báo cáo thành lập, lập sổ sách kế toán, kê khai thuế ban đầu, … Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây.
 

Một doanh nghiệp kinh cầm trong tay giấy phép kinh đăng ký kinh doanh và con dấu là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng theo quy định pháp luật, sau khi có đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục, công việc cần thiết như sau.

1. Mở tài khoản ngân hàng và thông báo với Sở KHĐT

 

 

Mở tài khoản ngân hàng

Theo thông tư 26/2015/TT-BTC về thuế GTGT và thuế TNDN thì muốn được khấu trừ thuế VAT đầu vào và chi phí hợp lý của những hoá đơn tài chính từ 20 triệu trở lên thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm những chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng để giao dịch. Ngoài ra trong thời gian 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản, phải thực hiện thông báo số TK ngân hàng cho cơ quan thuế.
Những hồ sơ kèm theo khi mở TK ngân hàng bao gồm:
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bàn sao chứng thực Giấy chứng nhận mẫu dấu;
- Bàn sao chứng thựcCMND của Đại diện theo pháp luật – Chủ tài khoản;
- Bàn sao chứng thực CMND của những người được uỷ quyền giao dịch tại ngân hàng hoặc uỷ quyền quyền chủ tài khoản (nếu có);
- Bàn sao chứng thực CMND của kế toán trưởng (nếu có)

Trình tự và thủ tục thông báo với Sở KH- ĐT

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
- Giấy đề nghị mở tài khoản ngân hàng;
- Giấy uỷ quyền hoặc giấy giới thiệu người đi làm thủ tục;
- Giấy tờ chứng thực của người được uỷ quyền.
Bước 2: Tiến hành đăng ký qua mạng điện tử (nộp bản scan) ; qua website: dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 3: Kiểm tra xem đã được thông báo Hồ sơ hợp lệ hay chưa. Nếu chưa đạt thì quay lại bước 1, nếu đạt thì di chuyển qua bước 4
Bước 4: Doanh nghiệp mang hồ sơ giấy đến nộp tại Sở KH-ĐT trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận thông báo.
Bước 5: Sở KH-Đt gửi Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
Những lưu ý trong mức phạt về hành vi thông báo chậm hoặc không thông báo tài khoản ngân hàng (sau 10 ngày kể từ ngày được cấp tài khoản ngân hàng) với Sở KT-ĐT:
- Chậm từ 01 đến 10 ngày: phạt cảnh cáo nếu có tình tiết giảm nhẹ;
- Chậm từ 01 đến 30 ngày: Phạt từ 400.000 – 1.000.000 đồng;
- Chậm quá 30 ngày trở lên: Phạt từ 800.000 – 2.000.000 đồng.

2. Mua chữ kỹ số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử

Chữ ký số là dạng chữ ký điện tử, dựa trên công nghệ mã hóa công khai. Nó đóng vai trò như chữ ký đối với cá nhân hay con dấu đối với doanh nghiệp và được thừa nhận về mặt pháp lý. Việc áp dụng Chữ ký số đã giảm thiểu chi phí công văn giấy tờ theo lối truyền thống, giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong hành lang pháp lý, giao dịch qua mạng với Cơ quan Thuế, Hải quan, Ngân hàng điện tử,…
Liên kệ nhà cung cấp chữ ký số chọn gói dịch vụ, làm thủ tục mua chữ ký số để thực hiện kê khai nộp thuế qua mạng.

3. Đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan thuế

 


 

Là dịch vụ nộp tiền thuế trực tiếp trên Internet thông qua Cổng thông tin điện tử của Cơ quan Thuế theo quy định hiện hành, bao gồm 02 bước:
Bước 1: Sau khi có thông tin số Tài khoản Ngân hàng của DN/ Tên NH/ Địa chỉ Email/Số ĐT của DN, Kế toán sẽ dùng Thiết bị CKS để đăng ký kích hoạt CKS qua mạng Hệ thống Ngân hàng
Bước 2: Yêu cầu Ngân hàng ký và đóng dấu xác nhận Doanh nghiệp đã đăng ký nộp thuế điện tử
Thực hiện đăng ký nộp thuế điện tử tại một trong các Ngân hàng mà DN đã đăng ký mở tải khoản đại diện cho doanh nghiệp (DN phải có thiết bị chữ ký số mới đăng ký nộp thuế điện tử được).

4. Kê khai lệ phí môn bài

Thời gian nộp tờ khai

- Nếu doanh nghiệp chưa hoạt động ngay thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh.
- Nếu hoạt động ngay thì doanh nghiệp phải nộp ngay trong tháng doanh nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh.

Mức thu lệ phí môn bài

- Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm.
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm.

Các chủ doanh nghiệp cũng cần lưu ý những mức phạt chậm nộp tờ khai lệ phí môn bài như sau

- Chậm từ 01 đến 05 ngày: phạt cảnh cáo.
- Chậm từ 05 đến 10 ngàt: phạt từ 400.000 đến 1.000.000 đồng.
- Chậm từ 10 đến 20 ngày: 800.000 đến 2.000.000 đồng.
- Chậm từ 20 đến 30 ngày: 1.200.000 đến 3.000.000 đồng.
- Chậm từ 30 đến 40 ngày: 1.600.000 đến 4.000.000 đồng.
- Chậm từ 40 đến 90 ngày: 2.000.000 đến 5.000.000 đồng.

5. Xác định phương pháp tính thuế GTGT

 


 

– Doanh nghiệp mới thành lập mà tự nguyện áp dụng phương pháp KHẤU TRỪ thì gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế theo Phương pháp khấu trừ (mẫu 06/GTGT) tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp (yêu cầu có hóa đơn mua sắm tài sản cố định HOẶC hợp đồng thuê trụ sở)
– Mới thành lập doanh nghiệp mà không tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thì áp dụng phương pháp tính TRỰC TIẾP.
– Cả 2 phương pháp tính thuế GTGT, doanh nghiệp mới thành lập thì việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo QUÝ. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý, và áp dụng ổn định trong chu kỳ 3 năm.

6. Đăng ký hồ sơ thuế ban đầu

 


 

Hồ sơ bao gồm: 
- Bản sao y công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( 2 bản);
- Bảng đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định ( 2 bản);
- Công văn về việc đăng ký thực hiện hình thức, chế độ kế toán, hóa đơn ( 2 bản);
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
- Quyết định bổ nhiệm kế toán;
- Đơn đề nghị đặt in hóa đơn đặt in (Mẫu 3.14 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC) ( 2 bản).

7. Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hoá đơn

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ thuế ban đầu, Doanh Nghiệp nộp tại chi cục thuế quản lý doanh nghiệp sau đó cơ quan thuế sẽ ra phiếu hẹn trả kết quả " Chấp thuận đặt in hóa đơn" cho doanh nghiệp. Trong khoản thời gian này cơ quan thuế sẽ xuống kiểm tra trụ sở công ty xem Doanh Nghiệp có đủ điều kiện để đặt in hóa đơn hay không.
Để đáp ứng đủ điều kiện đặt in hoá đơn Doanh nghiệp cần:
- Treo biển tại trụ sở chính;
- Chuẩn bị hợp đồng thuê nhà; 
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Con dấu của doanh nghiệp;
- Thông báo chấp thuận áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ;
- Bố trí văn phòng làm việc để thể hiện doanh nghiệp có hoạt động;
- Nhân viên/ Người đại diện theo pháp luật để tiếp cán bộ đại diện cơ quan thuế.

8. Dán hoặc treo “hoá đơn mẫu liên 2” tại trụ sở 

9. Thông báo phương pháp khấu hao tài sản cố định

Phương pháp khấu hao tài sản cố định có ba phương pháp mà các doanh nghiệp có thể chọn: phương pháp khấu hao theo đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. Trên thực tế hiện nay đa phần các doanh nghiệp sử dụng phương pháp đường thẳng có tính chất dễ theo dõi trên sổ sách, dễ tính khấu hao theo phương pháp này.
- Phương pháp khấu hao theo đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.
- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm là tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị.
 
Sau bài viết này đã giúp các chủ doanh nghiệp giải đáp được một phần thắc mắc nào đó về các thủ tục cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp.