Thuế môn bài - các mức đóng và những điều doanh nghiệp cần biết

Đầu mỗi năm báo cáo tài chính, tất cả các doanh nghiệp đều phải đóng thuế môn bài vậy thuế môn bài được hiểu đơn giản là khoản thuế bắt buộc mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm cho nhà nước, dựa trên tổng số vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký trên giấy phép kinh doanh.
 Hiểu theo các văn bản quy phạm pháp luật, thuế môn bài được định nghĩa như sau:

Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu hàng năm. Mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký hoặc doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước tùy từng nước và từng địa phương.

Quy định về các mức thuế môn bài

Mức thuế môn bài của doanh nghiệp được quy định theo số vốn vốn điều lệ doanh nghiệp đăng ký trên giấy phép kinh doanh. Cụ thể:

- Đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng thì đóng thuế môn bài là 3.000.000 đồng/năm

- Đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống thì đóng thuế môn bài là 2.000.000 đồng/năm

- Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doan, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác thì đóng thuế môn bài 1.000.000 đồng/năm

Những doanh nghiệp thành lập vào thời điểm sáu tháng cuối năm, tức là thành lập trong khoảng thời gian từ lập từ ngày 01/07/2020 – 31/12/2020 thì đóng thuế môn bài năm 2020 như sau

- Đối với doanh nghiệp/tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng thì mức lệ phí môn bài là 1.500.000 đồng.

- Đối với doanh nghiệp/tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống thì mức lệ phí môn bài là 1.000.000 đồng.

- Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác thì mức lệ phí môn bài là 500.000 đồng.

Quy định về thời gian nộp thuế môn bài hay còn gọi là lệ phí môn bài:

Thời gian quy định nộp thuế môn bài hàng năm của doanh nghiệp được tính từ ngày đầu của năm báo cáo tài chính tức ngày 01/01 đến ngày kế ngày cuối  cùng của tháng 1 năm dương lịch.

Ví dụ thời gian nộp thuế môn bài của năm 2020 được tính từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 30/01/2020 năm dương lịch.

Nộp thuế môn  bài trễ hạn bị phạt hành chính như thế nào?

Doanh nghiệp nếu nộp thuế môn bài hàng năm sau thời hạn nêu trên thì được tính là chậm nộp thuế môn bài, tiền phạt lãi suất chậm nộp thuế được tính theo ngày, cụ thể là 0.03%/ngày/tổng số thuế môn bài phải nộp

Doanh nghiệp nộp thuế môn bài bằng cách nào?

- Nộp thuế điện tử: Doanh nghiệp trích nộp thuế thông qua tài khoản ngân hàng của công ty, khi sử dụng hình thức này thì doanh nghiệp cần phải mở tài khoản ngân hàng, đăng ký nộp thuế điện tử bằng tài khoản này và mua thiết bị chữ ký số để trích nộp tiền thuế qua mạng.

- Nộp thuế tại ngân hàng: - Nộp tiền mặt vào kho bạc nhà nước của quận tại ngân hàng, tuy nhiên Hiện nay, các chi cục thuế đều yêu cầu nộp thuế điện tử thông qua chữ ký số thì thuế mới giải quyết hồ sơ khai thuế, vì thế việc mở tài khoản ngân hàng công ty và mua Chữ ký số là bắt buộc đối với các doanh nghiệp.

Bên cạnh nghĩa vụ nộp tiền thuế môn bài, doanh nghiệp cần chú ý thực hiện nghĩa vụ nộp tờ khai lệ phí môn bài

- Tờ khai lệ phí môn bài bắt buộc kế toán phải nộp ngay khi doanh nghiệp nhận giấy phép kinh doanh (Mẫu 01/MBAI nghị định 139/2016/NĐ-CP) chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, thường thì ngày bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh chính là ngày được cấp GPKD.

Tờ khai lệ phí môn bài của doanh nghiệp chỉ phải nộp 01 lần khi thành lập, kế toán không cần nộp hàng năm. Chỉ khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ thì đầu của năm kế tiếp  kế toán tiến hành nộp lại tờ khai lệ phí môn bài

Trường hợp nộp tờ khai lệ phí môn bài sau thời hạn quy định thì bị xử phạt chậm nộp tờ khai theo các mức phạt cụ thể như sau:

- Nếu trễ tờ khai lệ phí từ 01 – 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ: phạt cảnh cáo.

- Nếu số ngày nộp trễ tờ khai từ 01 đến 10 ngày: mức phạt 400.000đ – 1.000.000đ

- Nếu số ngày nộp trễ tờ khai từ 11 đến 20 ngày: mức phạt: 800.000đ – 2.000.000đ

- Nếu số ngày nộp trễ tờ khai từ 21 đến 30 ngày: mức phạt: 1.200.000đ – 3.000.000đ

- Nếu số ngày nộp trễ tờ khai từ 31 đến 40 ngày: mức phạt: 1.600.000đ – 4.000.000đ

- Nếu số ngày nộp trễ tờ khai từ 41 đến 90 ngày: mức phạt: 2.000.000đ – 5.000.000đ

- Nếu số ngày nộp trễ tờ khai trên 90 ngày: mức phạt 3.500.000đ – 5.000.000đ.

Việc hiểu rõ quy định và thường xuyên cập nhật những quy định về tờ khai lệ phí môn bài cũng như nghĩa vụ nộp thuế môn bài giúp doanh nghiệp nộp đúng,đủ tiền thuế theo quy định, tránh mất những khoản phạt không đáng có

Liên hệ VIỆN KẾ TOÁN nếu cần tư vấn bất kỳ một thủ tục pháp lý nào về kế toán, thuế của doanh nghiệp.