0916 636 419 ketoan@vienketoan.vn
Trang chủ Chiến Lược Kinh Doanh 5 yếu tố quyết định chiến lược kinh doanh có hiệu quả hay không

5 yếu tố quyết định chiến lược kinh doanh có hiệu quả hay không

Chiến lược kinh doanh là yếu tố ảnh hưởng không ít đến với quá trình hoạt động của công ty. Một chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ đem đến cho doanh nghiệp những thành công quan trọng trong kinh doanh. Vậy thế nào là một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Hãy cùng với Viện Kế Toán tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. 

Thế nào là một chiến lược kinh doanh hiệu quả hiện nay?

Mỗi doanh nghiệp khi bước vào hoạt động kinh doanh thì luôn phải có cho mình ít nhất một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Chiến lược kinh doanh chính là yếu tố định hướng cho hoạt động tổng thể của một doanh nghiệp. Để có thể vạch cho mình một kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Các nhân sự của công ty cần phải nghiên cứu đầy đủ, chi tiết các vấn đề, yếu tố tác động đến công ty. Từ đó phân tích, dự báo thị trường và xây dựng một chiến lược kinh doanh thích hợp cho doanh nghiệp. 

Alt: Thế nào là một chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp

Vậy thế nào là một chiến lược kinh doanh phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một chiến lược kinh doanh đạt được hiệu quả cao cần phải khắc phục được những vấn đề công ty đang đối mặt và sắp đối mặt. Phải xác định rõ được tầm nhìn, sứ mệnh, dự đoán được những xu hướng tiếp theo của thị trường. Từ đó đề ra các kế hoạch thích hợp, hiệu quả nhằm dẫn dắt doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đề ra. 

5 yếu tố quyết định chiến lược kinh doanh có hiệu quả hay không

Mục tiêu mà doanh nghiệp nhắm đến

Một chiến lược kinh doanh hiệu quả cần phải bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu của doanh nghiệp là gì. Đó chính là những kết quả kỳ vòng mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong khoảng thời gian nhất định. Các mục tiêu chiến lược sẽ đóng vai trò quan trọng nhằm định hướng và vạch ra lối đi chính xác để doanh nghiệp có thể đi đúng chiến lược kinh doanh. 

Mức độ cạnh tranh trên thị trường

Alt: Mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ 

Xác định lợi thế, mức độ cạnh tranh chính là yếu tố cốt lõi của một chiến lược kinh doanh. Để xác định được thế nào là lợi thế cạnh tranh chính xác. Doanh nghiệp cần phải thực hiện đánh giá các yếu tố dẫn đến việc khách hàng mục tiêu bỏ tiền ra để mua sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần phải biết cách kết hợp các giá trị mà mình có. Đặc biệt phải có một đến hai giá trị vượt trội để khách khách hàng nhận biết được sản phẩm. Từ đó tạo nên sức mạnh, lợi thế và chủ động cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. 

Sự khác biệt, độc đáo của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường

Có thể nói sản phẩm là yếu tố quyết định đến kết quả của hoạt động kinh doanh. Sản phẩm cần có được giá trị riêng, khác biệt và phải đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Một sản phẩm khi đưa vào một chiến lược kinh doanh. Thì không thể thiếu đi những tính năng, thông điệp để gửi đến với khách hàng. 

Alt: Sự độc đáo và giá trị của sản phẩm mang đến cho khách hàng

Điều này sẽ tránh khiến khách hàng bị rối trí hay giảm đi giá trị sản phẩm bạn cung cấp. Khi doanh nghiệp bắt đầu nghiên cứu và thiết kế một sản phẩm. Cần phải tránh xa những yếu tố khiến người mua ngần ngại. Như chi phí phí, khó sử dụng hay không phù hợp với các món đồ mà khách hàng đang sở hữu. 

Hệ thống hoạt động của doanh nghiệp

Hệ thống hoạt động chiến lược được hiểu là cách thức thực hiện mà doanh nghiệp cần phải hành động. Để cung cấp đến cho khách hàng những giá trị đặc biệt của doanh nghiệp tới tay khách hàng mục tiêu. Vì thế, nhà quản lý phải xây dựng một hệ thống các hoạt động kinh doanh. Sao cho tạo ra được giá trị vượt trội cũng như đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Các hoạt động, hệ thống chiến lược của mỗi lĩnh vực, ngành nghề và chuỗi giá trị của doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau. 

Xác định phạm vi chiến lược

Alt: Xác định phạm vi chiến lược hoạt động của doanh nghiệp 

Một chiến lược kinh doanh hiệu quả luôn phải xác định được nhóm khách hàng mục tiêu. Không nên tập trung vào việc thỏa mãn tất cả nhu cầu từ nhiều phân khúc thị trường khác nhau. Điều này sẽ khiến cho chiến lược kinh doanh đi sai hướng và không thể hoàn toàn đáp ứng được những giá trị khách hàng mong muốn. Vì thế, doanh nghiệp cần đề ra giới hạn về khách hàng, sản phẩm cũng như khu vực hoạt động… Để có thể hoàn toàn thỏa mãn các nhu cầu cũng như tập trung vào chiến lược tốt nhất.

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp những yếu tố giúp cho chiến lược kinh doanh hiệu quả. Mong rằng bài viết trên có thể giúp cho doanh nghiệp của bạn đạt được những thành công trong kinh doanh. Nếu bạn thấy hay và muốn tìm hiểu thêm các thông tin khác. Thì có thể ghé qua Viện Kế Toán để tham khảo chi tiết hơn.
Copyright © 2018 by VIỆN KẾ TOÁN VIỆT NAM

Liên hệ Tư vấn (24/7)0916.636.419