0916 636 419 ketoan@vienketoan.vn
Trang chủ Chiến Lược Kinh Doanh Bí quyết để quản lý tài chính từ cá nhân đến doanh nghiệp

Bí quyết để quản lý tài chính từ cá nhân đến doanh nghiệp

Quản lý tài chính là kỹ năng quan trọng mà bất kì ai cũng nên có. Kỹ năng này sẽ giúp bạn biết cách chi tiêu và kiểm soát được nguồn tài chính của mình. Hãy cùng tìm hiểu bí quyết để quản lý tài chính từ cá nhân đến doanh nghiệp qua bài viết này nhé!

Quản lý tài chính là gì?

Quản lý tài chính là việc phân tích các thông tin phản ánh tình trạng tài chính của cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp, việc này sẽ giúp tìm ra điểm mạnh, điểm yếu từ đó lên kế hoạch kinh doanh để tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp trong thời gian tiếp theo. Nếu không nắm được các kế hoạch quản lý tài chính thì sẽ nhà quản lý sẽ không thể có phương thức thu hút vốn đầu tư cũng như nâng cao lãi suất để phát triển kinh doanh.

Mục tiêu của việc quản lý tài chính cá nhân là để bạn có thể tổng kết lại cũng như kiểm soát và phân bố lại chi tiêu một cách hợp lý hơn.

alt: Quản lý tài chính là việc phân tích các thông tin phản ánh tình trạng tài chính của cá nhân hoặc doanh nghiệp

Bí quyết quản lý tài chính cá nhân

Một trong những cách quản lý tài chính của bản thân hiệu quả được T. Harv Eker - chủ nhân của cuốn sách “Bí mật tư duy triệu phú” và “Làm giàu nhanh” giới thiệu, đó là áp dụng công thức 6 cái lọ. Bạn phân bổ tài chính (tùy vào mức thu nhập) ra 6 cái lọ với tỷ lệ và mục đích như sau

alt: Phương pháp quản lý tài chính - 6 cái lọ

  • Lọ 1: Quỹ Tự do tài chính - 10% thu nhập:

Đây là nguồn quỹ dự phòng cho các dự định riêng của bản thân trong tương lai. Bạn có thể dùng quỹ này để thỏa mãn những đam mê, sở thích.

  • Lọ 2: Quỹ Tiêu dùng dài hạn - 10% thu nhập.

Nguồn quỹ này sẽ giúp ích cho bạn trong các tình huống phát sinh như tai nạn, bệnh tật... Bạn sẽ chủ động hơn trong các tình huống bất ngờ nhờ nguồn quỹ này.

  • Lọ 3: Quỹ Giáo dục - 10% thu nhập.

Quỹ này dùng cho việc giáo dục như là học thêm một khóa giao tiếp bằng ngôn ngữ khác hay các khóa học về kinh doanh. Đây là nguồn quỹ đầu tư và phát triển cho bản thân. 

  • Lọ 4: Quỹ Hưởng thụ - 10% thu nhập.

Bạn không nên quá khắt khe tiết kiệm mà quên đi những nhu cầu giải trí, hưởng thụ. Đây là nguồn quỹ cho sự nỗ lực cũng như những động lực để cố gắng hơn trong tương lai.

  • Lọ 5: Quỹ Chia sẻ/Cho đi - 5% thu nhập.

Nguồn quỹ này dùng để bạn giúp đỡ người khác như bạn bè, người thân,...những lúc khó khăn. Cho đi cũng là một cách để bạn tô đẹp cuộc sống của mình,  chắc chắn rằng việc giúp đỡ những người khác sẽ giúp bạn cảm thấy ấm lòng hơn.. 

  • Lọ 6: Quỹ Tiêu dùng thiết yếu - 55% thu nhập.

Đây là nguồn quỹ chính để chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày. Tùy thuộc vào nguồn thu nhập của bạn mà % cho nguồn quỹ này có thể điều chỉnh lại. Qũy tiêu dùng thiết yếu sẽ đảm bảo cho các nhu cầu thiết yếu hằng ngày của bạn được đầy đủ nhất. 

Bí quyết quản trị tài chính doanh nghiệp

  •  Tối thiểu hóa chi phí vận hành

Các doanh nghiệp nên cân nhắc về chi phí để vận hành doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể cắt giảm các bộ phận nhân sự không cần thiết hoặc nói cách khách là gộp các bộ phận các chức năng khác nhau vào cùng một bộ phận. Việc này sẽ giúp tiết kiệm chi phí thuê nhân sự từ đó tiết kiệm tài chính doanh nghiệp. Tối thiểu hóa chi phí vận hành  nhưng vẫn phải đảm bảo về chất lượng chuyên môn. 

alt: Tối thiểu hóa chi phí vận hành - bí quyết quản lý tài chính 

  • Áp dụng chiến lược “Just in time”

“Just In Time” hay còn gọi tắt là “JIT” có nghĩa là vừa đúng lúc. Đây là chiến lược giảm chi phí các khoản tiền vay và hàng tồn kho được nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng, cụ thể như sau:  Doanh nghiệp cần vay 100.000 USD cho một dự án, thay vì vay một lúc hết 100.000 USD, hãy chia nhỏ khoản vay vào các thời gian cách nhau để giảm số tiền lãi. Với chiến lược này, doanh nghiệp bạn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí.

  • Thương lượng với nhà cung cấp/ nhà thầu

Khi giao dịch với các nhà thầu hoặc nhà cung cấp bên ngoài doanh nghiệp, đừng ngần ngại thương lượng các điều khoản hợp đồng cũng như chi phí. Thay vì phải trả tiền ngay lập tức, bạn nên chọn các nhà cung cấp cho phép bạn thanh toán sau 30 ngày kể từ khi nhận hóa đơn dịch vụ. Thời gian 30 đó cho phép bạn  sắp xếp được hóa đơn theo thứ tự ưu tiên và quản lý tiền tốt hơn.

alt: Bí quyết quản lý tài chính - thương lượng với nhà cung cấp

Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn phần nào trong việc quản lý tài chính từ cá nhân đến doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo khóa học quản trị tài chính cá nhân và doanh nghiệp của Viện Kế Toán. Khóa học sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về bức tranh tài chính cũng như phân tích, tìm hiểu và tìm ra các phương pháp giải quyết các vấn đề tài chính.

 
Copyright © 2018 by VIỆN KẾ TOÁN VIỆT NAM

Liên hệ Tư vấn (24/7)0916.636.419