0916 636 419 ketoan@vienketoan.vn
Trang chủ Văn bản pháp luật Quy định hỗ trợ phát triển về thuế và kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2023

Quy định hỗ trợ phát triển về thuế và kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2023

Năm 2023, doanh nghiệp vừa và nhỏ có được hỗ trợ về chế độ thuế và kế toán hay không? Quy định hỗ trợ phát triển về thuế và kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2023 ra sao? Hãy cùng Viện kế toán tìm hiểu ngay trong bài viết này.

1. Năm 2023, doanh nghiệp vừa và nhỏ được hỗ trợ về chế độ thuế và kế toán không?

Theo quy định tại Điều 10 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
 
Như vậy, trong năm 2023 doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được hỗ trợ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng đối với các doanh nghiệp khác.
 
Hiện nay, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng theo 02 mức được quy định tại khoản 6 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 như sau:
 
- Mức thuế suất 20%: Áp dụng đối với tất cả các công ty (kế từ ngày 01/01/2016), trừ trường hợp công ty được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp) hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20%.
 
- Mức thuế suất từ 32% đến 50%: Áp dụng đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.

2. Những đối tượng nào được áp dụng chế độ thuế và kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đối tượng áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 2 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
 
Điều 2. Đối tượng áp dụng
 
1. Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
 
2. Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ... đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.
 
Như vậy, theo quy định trên, chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ được áp dụng cho các đối tượng doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công chúng đại chúng và hợp tác xã, liên hợp tác xã
 


3. Đơn vị tiền tệ trong chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ được áp dụng như thế nào?

Đơn vị tiền tệ trong chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được quy định tại Điều 5 Thông tư 133/2016/TT-BTC cụ thể:

Điều 5. Đơn vị tiền tệ trong kế toán

"Đơn vị tiền tệ trong kế toán” là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Thông tư này thì được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.

Như vậy, việc lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán được thực hiện theo Điều 6 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
- Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu chi bằng ngoại tệ là chủ yếu được căn cứ vào quy định của Luật kế toán, xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp cần phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp
- Đơn vị tiền tệ trong kế toán bao gồm:

  • Được sử dụng chủ yếu trong  các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Đơn vị tiền tệ thường là dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán

  • Được sử dụng trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán các chi phí đó

- Các yếu tố được xem xét và cung cấp bằng chứng về đơn vị tiền tệ trong kế toán của đơn vị:

  • Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính như phát hành cổ phiếu và trái phiếu

  • Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại

  • Đơn vị tiền tệ trong kế toán phản ánh các giao dịch, sự kiện, điều kiện liên quan đến hoạt động của đơn vị. Sau khi xác định được đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đơn vị không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi trọng yếu trong các giao dịch, sự kiện và điều kiện đó

Lời kết

Trên đây là những thông tin về "Quy định hỗ trợ phát triển về thuế và kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2023". Hy vọng những chia sẻ trên đã mang tới cho quý độc giả của Viện kế toán có được những thông tin hữu ích.

Nếu doanh nghiệp bạn đang gặp vấn đề về kế toán - tài chính, chần chờ gì nữa nhanh tay liên hệ ngay qua hottline 0916.636.419 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Dịch vụ của Viện kế toán luôn đáp ứng tối đa nhu cầu của quý doanh nghiệp. Mọi vấn đề về kế toán - thuế của doanh nghiệp được giải quyết nhanh gọn, tiết kiệm nhất.

 -st-

Copyright © 2018 by VIỆN KẾ TOÁN VIỆT NAM

Liên hệ Tư vấn (24/7)0916.636.419