THẾ NÀO LÀ MÃ SỐ THUẾ? THỦ TỤC ĐÓNG MÃ SỐ THUẾ DOANH NGHIỆP
Mỗi doanh nghiệp đều có một mã số thuế riêng biệt khi mới thành lập. Mã số này gắn liền với hoạt động kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời, nếu doanh nghiệp muốn ngừng hoạt động và đóng mã số doanh nghiệp thì thủ tục có phức tạp hay không? Hãy cùng Vienketoan.vn chia sẻ về nội dung này cụ thể hơn nhé!
Mã số thuế
Tổng quát về khái niệm chung
Mã số thuế
Mã số thuế là một dãy chữ số được mã hoá theo nguyên tắc thống nhất do nhà nước ban hành. Và mã số đó sẽ cung cấp cho từng người nộp thuế, lệ phí và các khoản khu khác. Tất cả đều phải theo quy định của luật, pháp luật thuế, lệ phí. Gồm có cả người nộp thuế xuất và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ.
Đóng mã số thuế
Đóng mã số thuế là hình thức thể hiện tình trạng mã số doanh nghiệp trên hệ thống cơ quan thuế. Báo cáo trạng thái đóng, bị đóng do công ty phải ngừng hoạt động. Hoặc đối với các trường hợp không thực hiện nộp thuế đầy đủ, các tác vụ liên quan đến mã số thuế. Như là không nộp tờ khai, nộp thuế, tự ý thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh,..
Hồ sơ cần chuẩn bị đóng mã số doanh nghiệp
-Đối với các trường hợp doanh nghiệp tự giải thể:
+Văn bản quyết định giải thể
+Chuẩn bị biên bản họp cụ thể
+Văn bản xác thực hoàn thành nghĩa vụ thuế. Bao gồm đối với các hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan. (đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất nhập khẩu hàng hoá)
-Đối với các trường hợp giải thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp này xảy ra theo quyết định Toà án, cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
+Văn bản quyết định giải thể
+Các bản sao Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hay bản sao giấy Quyết định của Tòa án vẫn còn hiệu lực.
+Văn bản có tính xác thực hoàn thành nghĩa vụ thuế. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu từ Tổng cục Hải quan. Trường hợp đối với doanh nghiệp đang có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.
Trình tự đóng mã số thuế chính
Trình tự đóng mã số thuế một doanh nghiệp
Bước 1: Báo cáo về tình hình sử dụng hoá đơn của doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
+Doanh nghiệp thực hiện một số nội dung trong Thông tư 39/2014/TT-BTC về hoá đơn bán hàng.
+Bộ phận kế toán phải tiến hành báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn doanh nghiệp. Cũng như báo cáo hoá đơn theo tháng, quý tuỳ vào lựa chọn báo cáo doanh nghiệp.
+Bao gồm tất cả hoá đơn thu cước viễn thông, hoá đơn tiền điện, tiền nước, dịch vụ của các ngân hàng, phí đơn vị vận tải,...
+Cần chú ý thời hạn nộp Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn. Thông thường theo tháng chậm nhất là ngày 20.
Bước 2: Người nộp thuế phải hoàn thành đúng nghĩa vụ nộp thuế. Dựa vào quy định tại khoản 1 điều 67 Luật quản lý thuế 2019, người nộp thuế thực hiện nộp thuế.
Bước 3: Kế toán thuế chuẩn bị hồ sơ đóng mã số thuế. Căn cứ trên quy định Khoản 4 điểm a Điều 17 Thông tư 95/2016/TT-BTC thực hiện đóng mã số thuế.
Bước 4: Người nộp hồ sơ chuẩn bị nộp hồ sơ giải thể đến cơ quan. Tại đây, cơ quan sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ giải thể. Sau đó, tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan thuế, cục thuế. Nơi tổ chức mọi kinh tế đóng trụ sở.
Bước 5: Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý hồ sơ liên quan về đóng mã số thuế. Tiếp theo, kế toán thuế nộp các hồ sơ đã chuẩn bị đến cơ quan, Để giải quyết việc đóng mã số thuế thò cơ quan sẽ tiến hành thủ tục nhất định.
Kết luận
Tóm lại, đóng mã số thuế khi ngừng hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cũng khá đơn giản. Doanh nghiệp chỉ cần nắm rõ và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, văn bản theo yêu cầu. Đây là tác vụ khi các doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả hoạt động. Hay có những doanh nghiệp hợp nhất, sát nhập các doanh nghiệp khác nhau. Nếu như bạn còn có thắc mắc về các vấn đề thuế doanh nghiệp. Hãy đến Vienketoan.vn để có dịch vụ tư vấn thuế chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất nhé!