TÌM HIỂU VỀ NỘI DUNG VỐN ĐIỀU LỆ VÀ VỐN PHÁP ĐỊNH
Đối với một doanh nghiệp, thì vốn là điều không thể thiếu trong vận hành kinh doanh. Trong đó, được nhắc đến khá nhiều là vốn điều lệ và vốn pháp định. Và bạn đã hiểu rõ về hai loại vốn phổ biến này chưa? Hãy cùng Vienketoan.vn tìm hiểu về đặc điểm hai loại vốn này nhé!
Vốn điều lệ và vốn pháp định
Khái quát vốn điều lệ và vốn pháp định
Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là vốn có tổng giá trị tài sản, do tất cả thành viên góp vào. Hoặc với trường hợp cam kết góp khi thành lập công ty. Công ty đó thường là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Chúng là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán, hay đã đăng ký mua khi công ty cổ phần thành lập doanh nghiệp.
Đặc điểm
-Vốn điều lệ còn là các loại tài sản khác. Như tiền có mệnh giá Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, hay giá trị quyền sử dụng đất. Gồm cả các giá trị về quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền và các tài sản trong điều lệ.
-Là loại vốn dựa trên số vốn góp được, hoặc cam kết góp từ tất cả thành viên. Điều này cho thấy, loại vốn này không dựa trên các quy định của pháp luật đề ra.
Thế nhưng, các công ty, doanh nghiệp đề cần phải điều chỉnh số vốn hợp lý. Tránh trường hợp gặp khó khăn, không đủ bốn trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính. Ngoài ra, nhằm mục đích thể hiện tiềm lực tài chính và độ uy tín của công ty.
Vốn pháp định
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà phải có khi tham gia kinh doanh một trong những nghề kinh doanh nhất định. Theo quy định pháp luật (Luật doanh nghiệp 2005). Nhằm thành lập doanh nghiệp tới Luật doanh nghiệp 2014 , khái niệm đó không còn được áp dụng nhiều nữa. Hiện nay, vốn pháp định thường yêu cầu trong văn bản luật chuyên ngành cụ thể.
Đặc điểm
-Vốn pháp định phụ thuộc dựa trên ngành nghề kinh doanh. Tuỳ vào ngành, nghề khác nhau mà ta tương ứng với nó sao cho phù hợp. Từ đó, mức vốn pháp luật ở mỗi ngành nghề là khác nhau.
-Thường xuất hiện chủ yếu trong các văn bản luật chuyên ngành. Hay các văn bản dưới luật như thông tư, nghị định,..
-Số vốn sở hữu phải đảm bảo đủ hoặc dư với vốn pháp định trong thời gian hoạt động. Tuyệt đối không được thâp shown so với vốn pháp định đã kê khai.
-Giấy xác nhận được cấp trước khi công ty doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập.
So sánh vốn điều lệ và pháp định
Sự khác nhau giữa 2 loại vốn
-Vốn pháp định:
Quy định về mức vốn: bắt buộc có mức vốn ít nhất đối với một ngành, nghề.
Thời hạn: Đáp ứng đủ từ lúc bắt đầu hoạt động ngành nghề có điều kiện.
Văn bản: Quy định thống nhất trong các văn bản chuyên ngành, văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành.
Cơ sở: Áp dụng được với từng ngành nghề kinh doanh cụ thể.
Thay đổi vốn: Có tính cố định đối với một ngành nghề nhất định.
-Vốn điều lệ:
Quy định về mức vốn: Không được thấp hơn so với vốn pháp định đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Thời hạn: Tiến hành góp vốn trong 90 ngày, tính từ ngày đăng ký.
Văn bản: Cần ghi rõ số vốn góp của các thành viên tham gia trong điều lệ công ty.
Cơ sở: Áp dụng với loại hình doanh nghiệp, đó là khi thành lập công ty phải đăng ký vốn điều lệ. Tất cả thành viên đều có trách nhiệm góp vốn với từng loại hình doanh nghiệp.
Thay đổi vốn: Có thể thay đổi được trong quá trình hoạt động doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, theo quy định, các trường hợp doanh nghiệp kinh ngành nghề có điều kiện. Thì vốn điều lệ phải bắt buộc lớn hơn hoặc bằng với vốn pháp định đã nêu. Bởi, vốn điều lệ có thể tăng, giảm tuỳ thuộc vào quyết định của doanh nghiệp trong thời gian hoạt động. Ngược lại, vốn pháp định lại là một con số cụ thể, nhất định và tối thiểu mà thành viên phải góp vào.
Kết Luận
Trên đây, đã khái quát tất cả nội dung liên quan về vốn điều lệ và vốn pháp định. Một doanh nghiệp đều cần nắm rõ những thông tin trên để vận hành công ty tốt. Tránh trường hợp gây tổn thất đến tài chính doanh nghiệp. Vì thế, nếu bạn đang quan tâm về các vấn đề thuế công ty. Hãy liên hệ đến Vietketoan.vn để được cung cấp và tư vấn kế toán thuế chính xác nhất nhé!