Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp mà các kế toán viên cần biết

Thuế được biết đến như khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân dựa trên quy định về luật thuế. Tùy vào mỗi ngành nghề, doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ nộp các loại thuế khác nhau. Nhưng tụ chung, thuế doanh nghiệp phải nộp gồm 4 loại cơ bản. Bài viết dưới đây của Viện Kế Toán sẽ chi tiết các loại thuế này.

Các loại thuế quan trọng mà bất kỳ kế toán viên nào cũng cần biết

Doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam hiện nay có khá nhiều loại thuế cần phải nộp. Có 4 loại thuế cơ bản kế toán viên phải nằm lòng: Thuế môn bài, thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, và thuế Thu nhập cá nhân. 

Alt: Doanh nghiệp kinh doanh cần tìm hiểu kỹ cơ chế từng loại thuế phải nộp

Thuế môn bài

Thuế môn bài (lệ phí môn bài) là khoản tiền doanh nghiệp nộp hằng năm khi bắt đầu sản xuất, kinh doanh dựa trên số vốn điều lệ. Các doanh nghiệp đều phải nộp lệ phí môn bài trừ Doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc mới chuyển từ hộ kinh doanh. Trường hợp này được miễn trong 03 năm đầu từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế gián thu, tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ. Bên tiến hành nộp thuế trực tiếp với Cơ quan thuế là doanh nghiệp kinh doanh. Để tính số tiền thuế GTGT phải nộp, mỗi doanh nghiệp cần dựa trên 2 phương pháp: Phương pháp kê khai thuế GTGT trực tiếp hay khấu trừ.

Trường hợp 1: Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 

Doanh nghiệp áp dụng phương pháp này thường là cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu chịu thuế GTGT hàng năm thấp hơn 01 tỷ đồng. Hoặc không thực hiện đầy đủ kiểm toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;

Mỗi ngành nghề sẽ có tỷ lệ % khác nhau, cụ thể như sau:

Trường hợp 2: Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Phương pháp này phù hợp với doanh nghiệp thực hiện đầy đủ sổ sách, hóa đơn, chứng từ kế toán theo quy định. Có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên. Tự nguyện đăng ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Có 3 mức thuế suất:

  • Thuế suất 0%: Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

  • Thuế suất 5%: Áp dụng đối với một số loại hàng hóa quy định tại Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung bởi thông tư 26/2015/TT-BTC.

  • Thuế suất 8% (được điều chỉnh từ 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022): Áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ còn lại.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế được tính trên khoản lợi nhuận sau cùng của doanh nghiệp. Sau khi trừ đi những khoản chi phí được quy định theo Luật thuế TNDN. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, hàng hóa đều có nghĩa vụ nộp thuế TNDN khi có thu nhập. 

Thuế suất (TS) cho TNDN là 20% (Áp dụng từ 01/01/2016). Một số ít ngành nghề kinh doanh sẽ có mức thuế suất cao hơn. Ví dụ như, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu khí có TS 32%-50%. Doanh nghiệp khai thác tài nguyên quý hiếm có TS 40-50%,..

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế đánh vào thu nhập của cá nhân. Doanh nghiệp trả thu nhập phải thực hiện khấu trừ TNCN cho người lao động trước khi chi trả thu nhập đó. Doanh nghiệp, tổ chức có trách nhiệm kê khai theo quý, quyết toán theo năm và nộp số tiền thuế này vào ngân sách nhà nước. Trường hợp khấu trừ thuế thu nhập cá nhân gồm:

  • Giảm trừ gia cảnh: Đối với bản thân: 11.000.000 đồng/người/tháng; Đối với người phụ thuộc: 4.400.000 đồng/người/tháng.

  • Khoản bảo hiểm bắt buộc như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc thù.

*Thuế suất thu nhập cá nhân được tính theo lũy tiến từng phần

Một số các loại thuế khác mà doanh nghiệp cần phải biết

Ngoài những loại thuế cơ bản trên, doanh nghiệp cũng cần nắm một số loại thuế có thể phát sinh sau:

  • Thuế tài nguyên

  • Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

  • Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB

  • Thuế bảo vệ môi trường (BVMT)

  • Thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) và phi nông nghiệp (SDĐPNN)

Tổng kết

Nhìn chung, thuế là một công cụ giúp Nhà nước duy trì, vận hành và thực hiện nhiệm vụ nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội. Do đó, kế toán viên của mỗi doanh nghiệp cần phải nắm rõ các loại thuế phải phải nộp. Để doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ về mặt pháp lý. Nếu doanh nghiệp có cần sự hỗ trợ về dịch vụ khai thuế tham khảo Dịch vụ khai thuế ban đầu của Viện Kế Toán.