Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

Vốn là một trong những vấn đề quan trọng tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong đó, vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là hai khái niệm được nhiều người quan tâm. Đôi khi chúng dễ bị nhầm lẫn. Vậy sự khác nhau giữa hai loại vốn này là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này từ Viện Kế Toán nhé

Vốn điều lệ

Theo khoản 34 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, khái niệm của vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sản do các thành viên, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết khi thành lập công ty. Đồng thời, nó được xem là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Vốn chủ sở hữu

Trong Luật Doanh nghiệp, khái niệm của vốn chủ sở hữu hiện không có một quy định cụ thể nào. Tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta có thể hiểu vốn chủ sở hữu là loại vốn do chủ doanh nghiệp hoặc các thành viên trong công ty đưa vào để phục vụ cho các hoạt động của công ty và vốn được tạo ra từ kết quả hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, loại vốn này còn được ưu tiên để thực hiện các nghĩa vụ tài chính như trả nợ trước khi chia đều cho chủ công ty. Vì vậy, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và hoạt động cân đối các nguồn thu của doanh nghiệp.

Vốn chủ sở hữu bao gồm:

  • Vốn góp của các nhà đầu tư, thành viên để thành lập hoặc mở rộng doanh nghiệp.
  • Được thêm sau các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên quy định của chính sách tài chính hoặc quyết định của các chủ sở hữu vốn.
  • Các khoản biếu, nhận hoặc tặng tài trợ.
  • Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch của tỷ giá hối đoái trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản cùng các quỹ hình thành từ lợi nhuận sau thuế.

Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

 

Ưu điểm và nhược điểm của vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

 
 
  Ưu điểm Nhược điểm
Vốn chủ sở hữu
  • Đây là vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nên doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn này một cách lâu dài.

  • Vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ nên khi sở hữu nguồn vốn này trong tay, chủ thể đầu tư sẽ không cần lo lắng các vấn đề chi trả nợ cho doanh nghiệp.
  • Các chủ thể kinh doanh được chủ động hơn trong việc đầu tư. Nhất là các doanh nghiệp còn non trẻ có thể tự do kinh doanh mà không cần phải lo lắng việc nợ nần.
  • Với nguồn vốn chủ sở hữu này, chủ thể đầu tư có thể sử dụng chúng theo mục đích hoặc dự định của mình mà không cần phụ thuộc vào bất cứ một yếu tố tác động nào. Qua đó, nó giúp cho việc sử dụng vốn được tiến hành một cách linh hoạt và chủ động hơn.
  • Vốn chủ sở hữu có mức giá thành cao hơn nợ.
  • Các chủ đầu tư đôi khi sẽ ở thế thiệt thòi trong việc hợp tác, thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như san sẻ các giá trị lợi nhuận. Ví dụ như khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì chính các chủ sở hữu đó sẽ là người phải chịu trách nhiệm và họ có thể rơi vào trường hợp mất vốn.
  • Khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi thì các chủ đầu tư sẽ không được toàn quyền sở hữu số tiền đó mà phải chia sẻ cho các cổ đông khác theo tỷ lệ mà họ góp vốn vào.
Vốn điều lệ
  • Là cơ sở để phân chia và xác định rõ ràng các quyền và lợi ích, cũng như là nghĩa vụ của các nhà đầu tư trong công ty vì nó là cơ sở để xác định vốn cổ phần và vốn chủ sở hữu trong công ty.
  • Là căn cứ pháp lý cho các trường hợp có tranh chấp hoặc giải thể.
  • Là tiền để hỗ trợ cho sự phát triển vững mạnh và lâu dài của doanh nghiệp. Việc đầu tư thành lập một doanh nghiệp giống như là xây dựng một ngôi nhà. Khi nền móng càng bền chắc thì ngôi nhà càng kiên cố. Do đó, vốn điều lệ cố định là một tiêu chí quan trọng hàng đầu để có những đánh giá khách quan về khả năng duy trì và phát triển của công ty đó.
  • Là cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả của các công việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đó.
  • Giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Khi doanh nghiệp có nguồn vốn ổn định sẽ có thể thử thách trên nhiều lĩnh vực khác và mở rộng thêm hạng mục đầu tư.
  • Nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với các đối tác.
  • Tạo áp lực cho công ty, doanh nghiệp trong việc quyết định lựa chọn loại lĩnh vực, ngành nghề đầu tư kinh doanh.
  • Đây là số vốn do các thành viên góp hoặc cam kết khi thành lập doanh nghiệp nên trong thực tế vẫn chưa đủ điều kiện để mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.
 

Lời kết

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vì vậy doanh nghiệp cần phân biệt rõ để có thể xây dựng được cơ cấu vốn tối ưu nhất. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp ích cho quý độc giả của Viện kế toán.

Nếu doanh nghiệp bạn đang gặp vấn đề về kế toán - tài chính, chần chờ gì nữa nhanh tay liên hệ ngay qua hottline 0916.636.419 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Dịch vụ của Viện kế toán luôn đáp ứng tối đa nhu cầu của quý doanh nghiệp. Mọi vấn đề về kế toán - thuế của doanh nghiệp được giải quyết nhanh gọn, tiết kiệm nhất.

~st~

>>> Xem thêm: Góp vốn không đúng với đăng ký điều lệ có sao không?