TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC LỰA CHỌN ĐỐI TÁC TRONG KINH DOANH

 

Bên cạnh việc xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Thì việc tìm kiếm và hợp tác với đối tác trong kinh doanh của doanh nghiệp của mình cũng quan trọng không kém. Nếu như việc lựa chọn đối tác kinh doanh được doanh nghiệp quan tâm. Thì việc tạo dựng mối quan hệ đối bên cùng có lợi cho cả hai sẽ dễ dàng hơn. Trong bài viết dưới đây, Viện kế toán sẽ giúp bạn tìm hiểu về tầm quan trọng cũng những người “bạn” trong kinh doanh này. Cũng như một số tiêu chí quan trọng cần lưu ý trước khi quyết định hợp tác với họ.

Những đối tác kinh doanh là ai?

 

Có thể hiểu đối tác là mối quan hệ giữa làm việc trực tiếp của hai cá nhân hoặc tổ chức trở lên. Chính sự hợp tác này để cùng nhau xây dựng, tham gia và chia sẻ chung hoạt động. Từ đó hướng đến mục đích chung đã đặt ra từ đầu.

Từ đó ta có thể hiểu đối tác kinh doanh là cá nhân hay tổ chức thương mại (khách hàng, nhà cung cấp chính/ phụ, đại lý trung gian, nhượng quyền, …) hợp tác với doanh nghiệp thông qua mối quan hệ liên minh. Các điều khoản trong hợp đồng sẽ thể hiện những quyền lợi và trách nhiệm của đôi bên.

Có thể phân thành hai loại đối tác sau:

  • Đối tác chiến lược: Đây là đối tượng có mối liên kết hợp tác làm việc cùng nhau. Cả hai sẽ quảng bá, hỗ trợ, tiếp thị để phát triển cùng nhau trong lĩnh vực nào đó. Hoặc mối quan hệ giữa một công ty sản xuất và một doanh nghiệp khác để tạo sản phẩm mới.

  • Đối tác tiềm năng: Đây là một mối quan hệ được đánh giá có thể hợp tác trong tương lai. Cả hai bên có những tính chất phù hợp mới mục tiêu và tầm nhìn. Tuy chưa bắt tay với nhau ở hiện tại, nhưng nếu liên kết với nhau sẽ tạo ra lợi thế lớn.

Tại sao phải lựa chọn đối tác trong kinh doanh?

 

Giống với câu nói “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”. Chỉ về những lợi ích tạo nên từ mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh. Đặc biệt ở thị trường kinh doanh có tốc độ phát triển như hiện tại. Việc tạo mối quan hệ để cùng nhau tiến xa là điều không thể không làm.

Tuy nhiên không phải đối tác nào cũng có thể hợp tác để đem đến lợi ích cho nhau. Khi đó doanh nghiệp của bạn cần lựa chọn đối tác kinh doanh trước khi hợp tác. Những ưu điểm có thể kể đến khi lựa chọn những đồng đội hợp tác là:

  • Giúp cải thiện tình hình và kết quả kinh doanh của đôi bên. Một khi đã quyết định bắt tay với nhau đồng nghĩa với việc cả hai sẽ phải chia sẻ một số tài nguyên chung. Trong đó có khách hàng, thị trường, nhân sự, cơ hội,... Từ đó mở rộng được mối quan hệ và phát triển từ điểm mạnh của đôi bên.

  • Tạo mối quan hệ tốt đẹp, hợp tác làm ăn lâu dài hơn. Nếu trong thời gian làm việc chung đem đến những kết quả tích cực cho nhau. Điều này giúp thúc đẩy những đối tác này sẽ có thể bắt tay với nhau một lần nữa. Hoặc xa hơn là làm việc lâu dài với nhau để duy trì mối quan hệ tích cực đó.

  • Mối quan hệ hợp tác đó cũng là chìa khóa để phục vụ khách hàng tốt hơn. Bằng sự bù đắp những điểm mạnh và yếu cho nhau.

Các tiêu chí cần quan tâm khi lựa chọn đối tác kinh doanh

Kinh nghiệm và kỹ năng đối tác

Lợi ích lớn nhất đến từ hợp tác đôi bên cùng có lợi là tận dụng ưu điểm của nhau. Không phải doanh nghiệp nào cũng toàn diện về mọi mặt. Sẽ có những lĩnh vực mà bạn sẽ là bậc thầy ở đó. Tuy nhiên cũng sẽ có những lĩnh vực mà những người khác sẽ giỏi hơn mình. Đó là lúc bạn cần tận dụng những kinh nghiệm lẫn kỹ năng đó của nhau.

Nếu doanh nghiệp của bạn và đối tác có càng nhiều điều bổ sung cho nhau. Có thể mang lại một tiềm lực phát triển lớn, nhanh gặt hái thành công.

Nếu như công ty bạn có những chiến lược kinh doanh, bán hàng tuyệt vời. Nhưng khả năng về điều hành tài chính, kế toán còn nhiều hạn chế. Bạn có thể cân nhắc đến Dịch vụ kế toán của Viện kế toán.

Có cùng tầm nhìn và định hướng tương lai

 

Để có một mối quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài với nhau thì tiêu chí về tầm nhìn và hướng đi chung rất quan trọng. Mỗi một doanh nghiệp giống như những cá thể riêng biệt của thế giới. Mỗi công ty có những nét riêng đó tạo nên thị trường kinh doanh đa màu sắc. Tuy nhiên một khi đã quyết định hợp tác thì việc chia sẻ với nhau về định hướng là điều bắt buộc.

Có thể đặt ra một mục tiêu lớn chung trước tiên. Sau đó chia nhỏ và đặt thành các mục tiêu ngắn hạn. Từ đó nghiên cứu để chắc chắn rằng đây chính là đối tác mà mình đang tìm kiếm.

Sự uy tín khi kinh doanh của đối tác

 

Chữ “tín” trong kinh doanh là một yếu tố bắt buộc có khi lựa chọn đối tác cho công ty. Giá trị của doanh nghiệp sẽ tăng lên nếu như đối tác là người cung cấp tài nguyên uy tín. Một số yếu tố như: tiềm lực tài chính, mạng lưới kinh doanh, kết nối chuyên môn cùng ngành,... đều có thể giúp đánh giá mức độ chuyên nghiệp của đối tác.

Mức độ tài chính ổn định

 

Tài chính của đối tác càng vững mạnh thì càng hạn chế rủi ro gặp phải khi hợp tác. Nếu đối tác đang thiếu hụt hoặc gặp khủng hoảng tài chính thì không nên lựa chọn để làm ăn. Nguồn tài chính đôi bên ổn định sẽ giúp hoạt động hợp tác diễn ra ổn định. Cả hai sẽ đi được quãng đường xa với nhau vì mục tiêu dài hạn đã xây dựng nên.

Đạo đức khi kinh doanh của đối tác

Sự trung thực và đạo đức kinh doanh chính là yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn đối tác. Cái tâm phải đi đôi với cái tầm mới có thể đảm bảo mối hợp tác có được tin tưởng. Nếu như đối tác kinh doanh không có đạo đức sẽ khiến doanh nghiệp bạn gặp nhiều rủi ro. Không chỉ chịu thiệt hại về tài chính, danh tiếng, bí mật thương mại,.. Nghiêm trọng hơn có thể liên quan đến vấn đề pháp lý, tranh chấp, kiện tụng. Vì thế đạo đức kinh doanh chính là chìa khóa để tạo sự an toàn, tin tưởng cho đôi bên.


Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết thấy được tầm quan trọng của đối tác làm ăn. Cũng như những tiêu chí cần biết khi lựa chọn đối tác kinh doanh cho công ty của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác để hỗ trợ vấn đề kế toán - tài chính, Viện kế toán sẽ là một đồng đội phù hợp cho doanh nghiệp bạn.