0916 636 419 ketoan@vienketoan.vn
Trang chủ Thành Lập Doanh Nghiệp Làm thế nào để quản lý kế toán cho doanh nghiệp mới thành lập?

Làm thế nào để quản lý kế toán cho doanh nghiệp mới thành lập?

Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống nhân sự. Kế toán sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho nhà quản trị. Với những dữ liệu, thông tin được xác minh, tính toán cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp phát triển tốt ngay từ ban đầu. Vậy nhà quản trị cần biết những gì để xây dựng quy trình quản lý kế toán cho doanh nghiệp hiệu quả?
 

Quản lý kế toán cho doanh nghiệp mới thành lập

 

Xác định nhu cầu kế toán cho doanh nghiệp mới thành lập 

Để có dữ liệu phân tích đúng đắn nhằm lên kế hoạch rõ ràng, quy trình quản lý kế toán cho doanh nghiệp chặt chẽ sẽ mang lại nhiều giá trị trong hoạt động kinh doanh. Với một doanh nghiệp mới thành lập, nhu cầu kế toán cần thực hiện các công việc như:

  • Đăng ký và thành lập: Kế toán sẽ là bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đăng ký, hồ sơ thuế…

  • Hệ thống kế toán: Kế toán thực hiện việc thiết lập sổ sách, thu thập và nhập dữ liệu.

  • Thực hiện báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng để doanh nghiệp đánh giá lại hoạt động kinh doanh của mình.

  • Thuế và báo cáo thuế: Việc khai báo và nộp các loại thuế là điều bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp. Theo định kỳ, kế toán viên sẽ tính toán, khai báo và thực hiện đóng thuế cho doanh nghiệp.

  • Tuân thủ pháp luật: Trong quá trình làm việc, kế toán sẽ thay doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ khai thuế ban đầu dành cho những doanh nghiệp mới thành lập
 

Chuẩn bị và thiết lập hệ thống kế toán ban đầu 

Để thiết lập và quản lý kế toán cho doanh nghiệp mới thành lập, nhà quản trị có thể tham khảo các bước sau:

  • Bước 1: Thiết lập tài khoản cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần tạo tài khoản mà kế toán sẽ sử dụng để ghi nhận các giao dịch tài chính. Hệ thống tài khoản sẽ thuộc các nhóm như tài sản, nợ, vốn, doanh thu, chi phí… 

  • Bước 2: Xây dựng quy trình kế toán

Đây là bước quan trọng trong việc quản lý kế toán cho doanh nghiệp mới. Bước này bao gồm việc thực hiện ghi nhận giao dịch, sắp xếp chứng từ khoa học, lập các báo cáo…
 

Thiết lập hệ thống quản lý kế toán cho doanh nghiệp mới

 

  • Bước 3: Lựa chọn phần mềm kế toán

Phần mềm kế toán sẽ hỗ trợ kế toán trong việc thu thập và xử lý các giao dịch. Bên cạnh đó, phần mềm sẽ giúp việc tạo báo cáo và quản lý dữ liệu dễ dàng hơn. 

  • Bước 4: Đào tạo nhân sự và đảm bảo quy định pháp luật

Doanh nghiệp mới cần đảm bảo đội ngũ nhân viên có chuyên môn về quy trình kế toán. Tạo điều kiện cho kế toán tiếp xúc và thực hiện công việc bằng phần mềm công nghệ thông tin. Quá trình tính toán, khai báo và nộp thuế cũng cần thực hiện chính xác và đúng thời hạn.

 

Xây dựng quy trình kế toán và báo cáo tài chính 

Xác định các bước và quy trình kế toán cho từng quy trình kinh doanh 

Trong doanh nghiệp, quy trình kinh doanh bao gồm nhiều hoạt động như: mua/bán hàng, kế toán tiền, kế toán lương… Với mỗi quy trình cụ thể, doanh nghiệp sẽ có một số bước thực hiện khác nhau. Dưới đây là các bước mà hầu hết các hoạt động đều sẽ thực hiện. 

  • Ghi nhận giao dịch: Quy trình kế toán bắt đầu bằng việc ghi nhận các giao dịch tài chính. Hoạt động giao dịch sẽ bao gồm: mua - bán hàng, thanh toán, thu - chi tiền… Sau đó, kế toán sẽ nhập thông tin giao dịch vào hệ thống kế toán.

  • Phân loại giao dịch: Các giao dịch phải được phân loại vào các tài khoản kế toán tương ứng. Ví dụ: tiền mặt sẽ được phân loại vào tài khoản “Tiền và tương đương tiền”.

  • Xử lý và kiểm tra giao dịch: Kế toán sẽ thực hiện bước này trên phần mềm kế toán. Kế toán cần kiểm tra tính chính xác sau khi phần mềm thực hiện tính toán dữ liệu. 
     

Chuẩn bị và lập báo cáo tài chính ban đầu (báo cáo thu chi, báo cáo tài sản, v.v.) 

 

Thực hiện lập báo cáo tài chính trong quản lý kế toán cho doanh nghiệp

 

Sau khi các giao dịch đã được xử lý, kế toán sẽ cần lập báo cáo tài chính đúng kỳ. Báo cáo tài chính bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo này sẽ cung cấp thông tin hiệu quả về hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.
 

Thiết lập lịch trình báo cáo và quản lý thông tin kế toán 

Thời gian nộp báo cáo tài chính và thuế là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Để quản lý kế toán cho doanh nghiệp hiệu quả, năm tài chính có thể bắt đầu vào ngày mùng một dương lịch của năm. 

Xem thêm: Những Lưu Ý Khi Thành Lập Doanh Nghiệp
 

Tổng kết

Quản lý kế toán cho doanh nghiệp là một quy trình khá phức tạp và khó khăn. Đặc biệt là với doanh nghiệp mới thành lập và còn nhiều bỡ ngỡ. Tuy nhiên, nếu xây dựng được một quy trình hệ thống kế toán hiệu quả, doanh nghiệp sẽ dễ dàng trong việc theo dõi và quản lý tài chính trong hoạt động kinh doanh. Nếu cần hỗ trợ trong việc thành lập hay các hoạt động kế toán - thuế, doanh nghiệp có thể liên hệ với Viện Kế Toán!
Copyright © 2018 by VIỆN KẾ TOÁN VIỆT NAM

Liên hệ Tư vấn (24/7)0916.636.419