Tại sao nên đổi mới chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp?
Thế giới đang thay đổi nhanh chóng do sự ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cùng với các yếu tố khác. Điều này đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế Thế giới nói chung. Vì vậy, các doanh nghiệp nhanh chóng điều chỉnh, đổi mới chiến lược kinh doanh để phù hợp với xu thế của thị trường.
Tại sao nên đổi mới chiến lược kinh doanh hiện nay?
Chiến lược kinh doanh là phương hướng giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong một khoảng thời gian dài. Chiến lược kinh doanh được xây dựng nhằm giúp doanh nghiệp đạt được sự phát triển trong môi trường kinh tế nhiều biến động. Với bối cảnh biến chuyển hiện nay, các doanh nghiệp không thể đi theo chiến lược cũ và lâu dài.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải đổi mới chiến lược kinh doanh để thích ứng và hòa nhập nhanh với sự thay đổi chóng mặt của tình hình kinh tế. Sự đổi mới sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng dụng được thời cơ và vượt qua những rủi ro còn tồn đọng.
Xem thêm: 8 nguyên tắc về xây dựng chiến lược kinh doanh
Các yếu tố thúc đẩy đổi mới chiến lược kinh doanh
Đối mặt với các thách thức, doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố tác động.
Phân tích môi trường kinh doanh và xu hướng thị trường
Mục đích của yếu tố này là cung cấp các thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp. Các thông tin đó sẽ giúp nhà quản trị điều chỉnh chiến lược kinh doanh hợp lý. Thông tin đó bao gồm: đối thủ cạnh tranh, xu hướng tiêu dùng, khách hàng… Phân tích thị trường hiệu quả còn có thể giúp doanh nghiệp dự báo được xu hướng trong tương lai. Doanh nghiệp nên tìm hiểu từng xu hướng để nắm được cơ hội và rủi ro cho chiến lược.
Sự biến đổi công nghệ và sự phát triển của ngành công nghiệp
Hiện nay, công nghệ đang tạo ra giá trị kinh doanh mạnh mẽ. Điều này diễn ra mạnh mẽ hơn sau đại dịch Covid-19. Bối cảnh các ngành hàng kinh doanh cho thấy dữ liệu của khách hàng dần dễ tiếp cần hơn khi người tiêu dùng chuyển sang mua sắm trực tuyến càng nhiều. Ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm và đưa vào sử dụng các phần mềm công nghệ kỹ thuật số. Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp đang bỏ lỡ giá trị của yếu tố thời đại này.
Xem thêm: 5 yếu tố quyết định chiến lược kinh doanh có hiệu quả hay không
Sự thay đổi trong nhu cầu và yêu cầu của khách hàng
Nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi đòi hỏi doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược kinh doanh. Trong đó bao gồm thay đổi trong sản phẩm, quá trình sản xuất, phân phối, tiếp thị… Chẳng hạn, người tiêu dùng hiện nay thường tiếp cận với các sản phẩm thông qua các kênh truyền thông.
Vậy doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược phân phối để khách hàng dễ tiếp cận hơn. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng dễ dàng cung cấp dịch vụ tiện ích cho khách hàng hơn.
Cạnh tranh và áp lực từ các đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh trong kinh doanh bao gồm tác động tích cực và tiêu cực. Ví dụ như cạnh tranh tác động đến thị phần của doanh nghiệp. Không một doanh nghiệp nào muốn lợi nhuận của mình giảm xuống.
Sự hiện diện của đối thủ cạnh tranh là dấu hiệu cảnh báo đến doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp sẽ có những đổi mới trong chiến lược kinh doanh. Sự đổi mới từ chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, phân phối…
Làm thế nào để đổi mới chiến lược kinh doanh hiện nay?
Để đổi mới chiến lược kinh doanh trong thời điểm hiện nay, doanh nghiệp có thể thực hiện dựa trên các hạn chế của mình. Việc đổi mới cũng có thể hình thành dựa trên một số yếu tố tác động.
-
Đẩy mạnh nghiên cứu nhu cầu thị trường và phát triển: doanh nghiệp phải nghiên cứu các cải tiến trong sản phẩm, dịch vụ. Việc nghiên cứu nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và thị trường.
-
Thực hiện chuyển đổi số: Thông qua chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể hiểu được hành vi của khách hàng để dần hoàn thiện sản phẩm tốt hơn. Khi tiếp nhận dữ liệu, thông tin được số hóa, hiệu suất hoạt động, quá trình giảm sát cũng hiệu quả hơn.
-
Áp dụng các mô hình kinh doanh mới: Với môi trường kinh tế số đang là xu hướng, việc kết hợp kinh doanh các sản phẩm hữu hình cùng với cung cấp dịch vụ đang trở nên phổ biến. Ví dụ như: bên cạnh việc xuất bản sách giấy truyền thống, sách điện tử dần trở nên được sử dụng nhiều hơn do tính tiện lợi.