Rủi ro trong phát triển doanh nghiệp - Cách xử lý và giải quyết
Mọi doanh nghiệp đều mong muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh và mang lại giá trị cho khách hàng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, rủi ro trong phát triển doanh nghiệp ít nhiều đã tác động đến chiến lược kinh doanh. Điều này gây ra bất lợi trong chiến lược cạnh tranh cũng như ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Các rủi ro này nên được xác định, đánh giá và có chiến lược xử lý cụ thể. Vậy các doanh nghiệp cần hiểu rõ rủi ro là gì?
Hiểu về rủi ro trong phát triển doanh nghiệp
Rủi ro trong phát triển doanh nghiệp là các yếu tố, sự kiện tác động đến doanh nghiệp. Rủi ro có thể làm cho doanh nghiệp bị thiệt hại trong quá trình hoạt động và ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp.
Các yếu tố gây ra rủi ro có thể là từ vốn, lợi nhuận, thị trường, nhân sự… Có nhiều loại rủi ro khác nhau như rủi ro chủ quan, rủi ro khách hàng, rủi ro tài chính, rủi ro bên trong/bên ngoài… Đa số doanh nghiệp thường gặp phải các rủi ro về tài chính và tác động bởi thị trường.
Xem thêm: 25 dấu hiệu doanh nghiệp có rủi ro về thuế GTGT, hóa đơn
Xác định và đánh giá rủi ro
Để hoạt động kinh doanh ổn định và bền vững, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp nên bao gồm hoạt động dự báo các rủi ro. Việc xác định và đánh giá rủi ro đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược xử lý rủi ro hiệu quả.
Xác định các rủi ro tiềm ẩn trong doanh nghiệp
Trong quy trình quản trị rủi ro, doanh nghiệp cần nhận diện rủi ro đúng đắn, kịp thời. Xác định các rủi ro là quá trình kiểm tra và nhận dạng các rủi ro tiềm ẩn của doanh nghiệp. Bước xác định này sẽ giúp doanh nghiệp nắm và nhận biết được những mối đe dọa.
Dựa trên bối cảnh, tình hình kinh tế thị trường, doanh nghiệp sẽ xem xét các thông tin. Sau đó, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích dữ liệu và xác định các rủi ro tồn tại.
Đánh giá tác động và xác suất của các rủi ro
Rủi ro trong phát triển doanh nghiệp được đo lường bằng công thức: R = P x S. Trong đó: R là rủi ro; P là khả năng xảy ra; S là hậu quả nếu xảy ra.
Dựa vào công thức, việc đánh giá sẽ cho doanh nghiệp nhận diện được hậu quả, kết quả, khả năng rủi ro có thể xảy ra và mức độ nghiêm trọng của nó. Đánh giá tác động của rủi ro trong phát triển doanh nghiệp giúp nhà quản trị nhìn nhận được các rủi ro trong thực tế. Qua đó, doanh nghiệp sẽ xác nhận lại mục tiêu trong hoạt động kinh doanh của mình.
Xác định mức độ ưu tiên và quan trọng của từng rủi ro
Thông qua đánh giá xác suất rủi ro, doanh nghiệp sẽ tiến hành xác định mức độ ưu tiên. Việc xác định mức độ quan trọng của các rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội để điều chỉnh hoạt động kinh doanh.
Mức độ ưu tiên rủi ro được xác định dựa trên kết quả của công thức xác suất rủi ro. Nếu kết quả càng cao thì mức độ rủi ro sẽ càng nghiêm trọng. Thông thường, doanh nghiệp sẽ thường ưu tiên các hoạt động có mức độ rủi ro cao.
Xem thêm: Dịch vụ Thành lập - Kế toán - Thuế Viện Kế toán
Chiến lược xử lý rủi ro
Dựa theo mức độ ưu tiên và quan trọng của từng rủi ro trong phát triển doanh nghiệp, nhà quản trị cần có những chiến lược xử lý phù hợp.
Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro
Doanh nghiệp có thể giảm khả năng xảy ra của rủi ro hoặc giảm thiểu hậu quả của nó bằng cách kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể tăng cường quy trình quản trị hoạt động kinh doanh để phát hiện nguyên nhân kịp thời.
Chấp nhận và chuyển giao rủi ro
Trong trường hợp mức độ rủi ro có thể chấp nhận được hoặc chi phí giảm thiểu rủi ro cao hơn so với mức dự kiến thiệt hại, chiến lược thích hợp nhất là chấp nhận nó.
Với mức độ rủi ro không quá lớn, doanh nghiệp có thể thực hiện biện pháp chuyển giao rủi ro. Biện pháp này sẽ chia sẻ rủi ro cho một bên khác. Ví dụ như các công ty bảo hiểm liên quan đến xử lý rủi ro doanh nghiệp.
Xử lý và giải quyết rủi ro
Với các mức độ rủi ro cao, các biện pháp như phòng ngừa, chấp nhận sẽ không còn hiệu quả. Thay vào đó, doanh nghiệp cần tập trung xử lý rủi ro càng sớm càng tốt. Xử lý sớm các rủi ro nghiêm trọng sẽ giảm thiểu và hạn chế các tác động đến doanh nghiệp.