"Xăm soi" cách quản lý doanh nghiệp đặc biệt của người Nhật

Để quản lý doanh nghiệp vận hành hiệu quả và trơn tru là điều đòi hỏi rất nhiều công sức. Người đứng đầu cần luôn luôn học hỏi và cập nhật những gì mới nhất, cũng như luôn luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhân viên. Một đất nước có cách quản trị hiệu quả nhất là Nhật Bản. Hãy cùng xem cách quản lý doanh nghiệp của người Nhật có gì đặc biệt nhé!

Những nét đặc trưng của các doanh nhân người Nhật

Văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng trong sự tồn tại lâu dài của nhiều công ty. Yếu tố văn hóa ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với các công ty Nhật Bản. Người Nhật rất coi trọng các chủ đề về phép xã giao, ứng xử trong giao tiếp. Ngày nay, nhiều công ty Nhật Bản đã thành công và xây dựng được văn hóa doanh nghiệp hiệu quả cao. Nó cũng giúp đưa các công ty Nhật Bản trở thành một trong những công ty hàng đầu thế giới.

Alt: Nhiều công ty Nhật Bản đã thành công và xây dựng được văn hóa doanh nghiệp hiệu quả cao.

Họ chú trọng vào khách hàng. Triết lý kinh doanh của những công ty Nhật Bản là : “khách hàng là trên hết”. Ngoài ra, người Nhật thừa nhận rằng người khác có thể mắc sai lầm, nhưng luôn khiến đối tác hiểu rằng không được phép tái phạm và tinh thần sửa sai luôn được thể hiện trong kết quả cuối cùng. 

Một điểm đáng học hỏi từ những chủ doanh nghiệp Nhật Bản là cách sử dụng nhân sự hợp lý. Từng người sẽ có chuyên môn, vị trí riêng, giúp bộ máy công ty vận hành trơn tru. 

Cách quản lý doanh nghiệp của người Nhật có gì đặc biệt?

Vậy hãy cùng tìm hiểu tổng quát những cách người Nhật vào quản lý doanh nghiệp hiệu quả nhé!

Luôn cải tiến - tiếp thu - tiếp tục cải tiến

Để làm được điều này, chính các nhà lãnh đạo là người cần luôn luôn tiếp thu và học hỏi nhiều điều mới. Sự tiến triển là quá trình dần dần từ thấp đến cao. Các nhà quản lý cần tạo ra một môi trường để nhân viên có thể phát triển công việc của họ. 

Alt: Luôn luôn học hỏi những thứ mới và không ngừng cải tiến

Ngoài ra, công ty cần tạo điều kiện để áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng. Đào tạo kiến ​​thức nhân sự về tiêu chuẩn, năng suất và chất lượng tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề. Tăng cường các hoạt động tư vấn và hướng dẫn, hỗ trợ các công ty xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất, chất  lượng.

Tất cả mọi người đều có quyền đóng góp ý kiến

Nhà lãnh đạo nên lắng nghe và tiếp thu những ý kiến từ cấp dưới. Khi được quan tâm, lắng nghe, họ sẽ có thêm động lực để tiếp tục đóng góp giá trị cho công ty. Ngoài ra, tất cả nhân viên cũng có cơ hội để tìm ra giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp. 

Hài hòa và phối hợp ăn ý giữa các bộ phận

Để một cỗ máy vận hành tốt, cần có sự ăn khớp giữa các mắt xích. Tương tự với một bộ máy doanh nghiệp. Những phòng ban, đội nhóm cần làm việc ăn ý với nhau.  

Alt: Những phòng ban, đội nhóm cần làm việc ăn ý với nhau. 

Công ty là một tổ chức, một tập hợp của nhiều cá nhân và một tập thể nhỏ hơn. Vì vậy, việc tích hợp trong một doanh nghiệp là rất cần thiết. Các phòng ban và các khu vực thực hiện nhiều chức năng và nhiệm vụ khác nhau trong công ty, nhưng sự phối hợp là điều kiện tiên quyết và cần thiết.

"Khai thác" đúng cách những nhân viên tài giỏi

Đóng góp của những nhân viên có chuyên môn sâu và có năng lực là một phần rất quan trọng trong thành công của doanh nghiệp. Người đứng đầu doanh nghiệp nên học cách động viên và khai thác đúng cách những nhân sự có năng lực. Bạn cũng nên giúp họ trau dồi thêm chuyên môn và tiếp thu những kiến thức mới.

Alt: Khai thác đúng cách những nhân viên tài giỏi sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc 

Một phương pháp rất hữu ích và được nhiều chủ doanh nghiệp áp dụng là khen thưởng công khai những nhân viên xuất sắc. Điều này không chỉ góp phần thúc đẩy họ cố gắng hơn nữa, mà còn làm tăng tính cạnh tranh lành mạnh giữa các thành viên, làm hiệu suất công việc tăng cao. 

Tổng kết

Bài viết trên đã tổng hợp những cách quản lý doanh nghiệp rất hữu ích từ đất nước Nhật Bản. Mong rằng sau khi đọc bài viết, bạn đã rút ra được một số phương pháp vận hành bộ máy doanh nghiệp của mình. Để đọc thêm nhiều bài viết với cùng chủ đề, hãy truy cập Viện Kiểm Toán bạn nhé!