0916 636 419 ketoan@vienketoan.vn
Trang chủ Thành Lập Doanh Nghiệp Công ty cổ phần có điểm gì khác so với công ty trách nhiệm hữu hạn?

Công ty cổ phần có điểm gì khác so với công ty trách nhiệm hữu hạn?

Công ty trách nhiệm hữu hạn không còn quá xa lạ với giới kinh doanh. Mô hình và cách thức hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn cũng khác so với mô hình công ty cổ phần. Vậy cụ thể những điểm khác biệt giữa chúng là gì? Cùng Viện Kế Toán tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Số lượng thành viên giữa công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần

Số lượng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được qui định tối thiểu là 2 người và không vượt quá 50 người. Với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì chỉ có một người duy nhất. Trong khi đó, số lượng thành viên của công ty cổ phần được quy định tối thiểu là 3 người và không quy định số lượng số lượng tối đa. Qua đây có thể thấy rằng, mô hình và quy mô của loại hình công ty cổ phần lớn hơn công ty trách nhiệm hữu hạn. 

alt: Công ty trách nhiệm hữu hạn có thành viên ít hơn công ty cổ phần

Sự khác biệt giữa số lượng thành viên cũng kéo theo sự khác biệt trong việc quản lý, điều hành công ty. Đa số các tập đoàn lớn là xuất phát từ công ty cổ phần. Phân chia công việc nội bộ sẽ có nhiều sự khác biệt lớn giữa hai mô hình công ty.

Cấu trúc vốn giữa công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần

Với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, vốn điều lệ không chia thành cổ phần hay cổ phiếu. Tỷ lệ vốn góp của các thành viên có thể là những phần không bằng nhau. Tuy nhiên, ở công ty cổ phần, vốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần. Những cổ phần của công ty được ghi nhận bằng cổ phiếu. Những người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông, mỗi cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

alt: Vốn điều lệ công ty trách nhiệm không chia thành cổ phần hay cổ phiếu

Huy động vốn giữa công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần

Trong khi công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn thì công ty TNHH hai thành viên trở lên lại không được lựa chọn được hình thức này. Hình thức phát hành cố phiếu là một đặc điểm cơ bản của mô hình công ty cổ phần. Các cổ đông sẽ chuyển nhượng, mua bán cổ phần (phần vốn bị chia ra) của công ty. Những người mua cổ phần sẽ được chứng nhận, xác minh quyền sở hữu đối với phần cổ phần đó bằng cổ phiếu. Việc phát hành cổ phiếu giúp cho công ty huy động được các nguồn vốn bên ngoài.

alt: Hình thức phát hành cố phiếu là một đặc điểm cơ bản của mô hình công ty cổ phần

Hoạt động chuyển nhượng vốn của hai mô hình công ty

Chuyển nhượng vốn được hiểu là thành viên công ty chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc cho cá nhân, tổ chức khác không phải là thành viên của công ty. Chuyển nhượng gồm các hình thức như: bán, tặng cho hoặc để lại thừa kế,…

Chuyển nhượng vốn góp trong công TNHH có phần hạn chế hơn so với công ty cổ phần. Cụ thể, khi muốn chuyển nhượng vốn, phải ưu tiên chuyển nhượng cho thành viên trước rồi mới đến người ngoài. Trường hợp các thành viên công ty không mua lại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán thì mới chuyển nhượng cho người ngoài.

Đối với công ty cổ phần, cổ đông được tự do chuyển nhượng, trừ một số trường hợp nhất định chiếu theo khoản 3 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2014 và khoản 3 Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014.

Sự khác biệt trong việc mua lại phần vốn đã góp

Với công ty TNHH hai thành viên trở lên, việc mua lại phần vốn đã góp chỉ phát sinh khi có yêu cầu của thành viên. Đặc biệt, thành viên đó cũng là người đã bỏ phiếu không tán thành nghị quyết của Hội đồng thành viên về một số vấn đề doanh nghiệp, cụ thể được quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật doanh nghiệp 2014. Nói cách khách, hoạt động mua lại phần vốn đã góp chỉ xuất hiện khi có thành viên bất đồng với các thành viên còn lại về một số hoạt động của công ty.

Đối với công ty cổ phần, việc mua lại vốn góp có thể xuất phát từ một trong hai bên. Thành viên có thể chuyển nhượng vốn khi công ty quy định mua lại hoặc thành viên yêu cầu.

alt: Đối với công ty cổ phần, việc mua lại vốn góp có thể xuất phát từ một trong hai bên

Trên đây là những điểm khác biệt giữa công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn cách thức hoạt động của hai mô hình công ty này!

Copyright © 2018 by VIỆN KẾ TOÁN VIỆT NAM

Liên hệ Tư vấn (24/7)0916.636.419