THỦ TỤC HỒ SƠ CHI TIẾT ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Các doanh nghiệp trước khi thành lập công ty kinh doanh hợp pháp. Cần chuẩn bị nhiều hồ sơ liên quan đến việc đăng ký kinh doanh doanh nghiệp. Vì thế, công ty mới thành lập phải lưu ý và nắm rõ các bước thủ tục khi đi đăng ký. Hãy cùng Vienketoan.vn đi tìm hiểu về nội dung này nhé!
Đăng ký kinh doanh
Hồ sơ chuẩn bị đăng ký thành lập doanh nghiệp
-Dựa trên quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được quy định theo từng loại hình doanh nghiệp khacs nhau:
+Doanh nghiệp tư nhân: Tiến hành chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 20 Luật 2014.
+Công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần: Thực hiện theo quy định lần lượt tại các Điều 21,22,23 trong Luật Doanh nghiệp 2014.
-Khi đi đăng ký, người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ:
+Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, được viết theo mẫu thống nhất cho sẵn. Do cơ quan đăng ký có thẩm quyền đưa ra quy định.
+Chuẩn bị danh sách tất cả thành viên trong công ty hợp danh, công ty TNHH. Và sẽ lập danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
+Giấy tờ chứng thực của cá nhân hay tổ chức của chủ doanh nghiệp tư nhân. Hay giấy tờ chứng thực thành viên, cổ đông sáng lập.
+Điều lệ công ty rõ ràng và chi tiết của công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần.
Nội dung chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Thủ tục cơ bản khi đi đăng ký doanh nghiệp
Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp đến cơ quan thuế
Người thành lập phải xem xét và nộp đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Nội dung theo quy định của Luật Doanh nghiệp đề ra. Tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền như tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Đồng thời chịu trách nhiệm về tính minh bạch, chuẩn xác của nội dung đã ghi trong hồ sơ.
Với các quy định này nhằm giúp tăng tính tuân thủ pháp luật, cũng như tính tự giác. Có trách nhiệm với việc gia nhập thị trường kinh doanh. Bên cạnh đó, giảm trách nhiệm thẩm định hồ sơ tại cơ quan đăng ký. Nhằm tiết kiệm thời gian giải quyết các vấn đề sai sót trong thủ tục lập hồ sơ.
Tiếp nhận hồ sơ đăng ký
Cơ quan sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh thông qua việc ghi sổ hồ sơ tiếp nhận tại đó. Và trao Giấy biên nhận cho người thành lập với nội dung xác thực việc nhận hồ sơ đã hợp lệ. Ngay tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ là căn cứ cho doanh nghiệp. Giúp xác định được thời gian có trách nhiệm đăng ký của cơ quan. Nhờ vào tờ giấy này, doanh nghiệp có quyền khiếu nại khi có vấn đề phát sinh. Cụ thể là, cơ quan chưa hoặc không cấp Giấy đăng ký kinh doanh khi quá thời hạn đã đề ra. Hay không có thông báo yêu cầu sửa đổi hay bổ sung thêm hồ sơ.
Đánh giá và kiểm tra tính hợp lệ hồ sơ đăng ký
Cơ quan đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ xem xét và kiểm tra hồ sơ đăng ký thành lập. Sau khi đã hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn ba ngày làm việc. Tính từ ngày nhận hồ sơ đến thời điểm hiện tại. Nếu có trường hợp không cấp Giấy, thì cơ quan lập tức thông báo cho người thành lập biết bằng văn bản. Trong đó, có đầy đủ nội dung và lý do không cấp Giấy. Và sẽ yêu cầu sửa đổi và bổ sung thêm giấy tờ.
Trước Luật Doanh nghiệp 2014 đề ra, thời hạn xử lý hồ sơ đăng ký trong vòng 5 ngày làm việc. Cụ thể trong 2 ngày làm để cơ quan đó cấp mã số thuế doanh nghiệp. Trong vòng 3 ngày tiếp theo, cơ quan đăng ký doanh nghiệp sẽ được tiếp nhận. Và xử lý hồ sơ và phê duyệt đã hợp pháp. Cơ quan tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký và phụ thuộc vào việc chờ cấp mã số doanh nghiệp. Và điều này đã khiến cho thời gian thực hiện thủ tục hành chị bị kéo dài rất nhiều.
Kết luận
Tóm lại, việc chuẩn bị hồ sơ và tiến hành đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp là cần tìm hiểu kỹ. Để tránh xảy ra các trường hợp thiếu sót làm tốn thời gian cả hai bên. Doanh nghiệp cũng cần cập nhật thông tin điều lệ mới để điều chỉnh nội dung cho phù hợp. Hãy đến với Vienketoan.vn để có dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và nhanh chóng nhé!