0916 636 419 ketoan@vienketoan.vn
Trang chủ Tin Dịch vụ kế toán Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn năm 2020

Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn năm 2020


I. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên


Đặc điểm: 


Là loại hình doanh nghiệp: - Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu;
- Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ;
- Không được quyền phát hành cổ phần.


Quy định về điều kiện thành lập công ty TNHH một thành viên:


Theo điều 13 Luật doanh nghiệp 2005 quy định về Quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như sau:
 
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.


Hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên: 


Theo quy định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân khi tham gia thành lập doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm các giấy tờ sau đây:

1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.

2. Điều lệ công ty

3. Bản sao y không quá 03 tháng Giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn của chủ sở hữu công ty, người đại diện pháp luật trong trường hợp chủ sở hữu công ty không đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề. 

 



II. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên


Đặc điểm:  


Là loại hình doanh nghiệp trong đó: - Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân;
- Số lượng thành viên không vượt quá 50;
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp, trừ trường hợp thành viên chưa góp hoặc góp chưa đủ số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên;
- Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng trong một số trường hợp nhất định;
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu, không được phát hành cổ phiếu


Quy định về điều kiện thành lập công ty TNHH hai thành viên


- Theo điều 13 Luật doanh nghiệp 2005 quy định về Quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như sau:
 
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. 


 Hồ sơ thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên:


1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định;
2. Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức);
3. Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-6 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
a. Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
b. Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
c. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
 
Những quy định chung khi Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn cần lưu ý:


Điều cần biết về vốn điều lệ của công ty thành lập: 


Về Vốn điều lệ của công ty: 


- Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu và tối đa đối với những ngành nghề kinh doanh bình thường, còn những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì sẽ có mức quy định cụ thể.

Vốn điều lệ là một trong những điều cần biết khi thành lập công ty, vì nó ảnh hưởng đến cả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để xác định số vốn điều lệ phù hợp, chủ công ty cần căn cứ vào ngành nghề kinh doanh của công ty. Những ngành như xây dựng, bất động sản hay sản xuất thì vốn điều lệ nên đăng ký cao vì phải trang trải chi phí nhiều hơn so với những ngành thương mại, dịch vụ.
Bên cạnh đó, vốn điều lệ của công ty còn là căn cứ để nhà nước quy định tiền thuế môn bài của doanh nghiệp. Quy định như sau:

- Công ty có mức vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên phải đóng thuế 3 triệu đồng/năm
- Công ty có mức vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng phải đóng thuế 2 triệu đồng/năm
Nếu công ty thành lập vào sáu tháng cuối năm thì đóng mức thuế môn bài bằng một nửa số trên.


Quy định về đặt tên công ty:


- Tên công ty là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp khách hàng nhận diện được đâu là sản phẩm của mình, đâu là sản phẩm của đối thủ, vậy làm sao có thể chọn được một cái tên hay và ưng ý, làm sao có thể chọn được một cái tên không trùng lặp, nhầm lẫn với những  công ty khác, hay làm sao đặt tên doanh nghiệp mà không thuộc điều cấm của pháp luật. Dưới đây là những điều cần biết trước khi thành lập công ty về đặt tên công ty:

- Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu nhưng phải phát âm được và phải có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng doanh nghiệp.
- Không đặt tên trùng hoặc tên dễ gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký.
- Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
- Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
- Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
- Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp. (Trừ trường hợp được sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó).


Quy định về ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty


Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm một ngành nghề chính và các ngành nghề liên quan.
 
Ngành nghề kinh doanh của công ty thuộc danh mục ngành nghề cấp 4 trong hệ thống ngành kinh tế 
Copyright © 2018 by VIỆN KẾ TOÁN VIỆT NAM

Liên hệ Tư vấn (24/7)0916.636.419