Cách xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro trong doanh nghiệp

Quy trình quản trị là hoạt động doanh nghiệp lên kế hoạch và triển khai chiến lược xử lý các tình huống ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Hiện nay, công tác quản trị rủi ro của các doanh nghiệp vẫn còn lỏng lẻo và chưa kiểm soát được các tác động của rủi ro. Điều này gây ra những thiệt hại không đang có. Nhằm phòng ngừa và giảm thiểu tối đa mức độ tổn thất, nhà quản trị cần xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro trong doanh nghiệp hiệu quả. 
 

 

Để xây dựng một quy trình quản lý rủi ro trong doanh nghiệp, nhà quản trị có thể tham khảo 5 bước dưới đây.
 

Bước 1: Xác định và phân loại rủi ro 

Trước tiên muốn giải quyết được rủi ro, doanh nghiệp cần xác định được rủi ro đang tồn tại. Doanh nghiệp có thể dựa trên những đặc trưng trong ngành nghề, lĩnh vực đang hoạt động, quy mô kinh doanh… để xác định đâu là rủi ro trọng yếu. Thông thường, doanh nghiệp sẽ xem xét dữ liệu trong các báo cáo để tìm ra nguyên nhân tác động. Nhà quản trị cũng tham khảo ý kiến từ chuyên gia để nắm các lỗi trong hoạt động kinh doanh.

Tùy vào các yếu tố nguy cơ, rủi ro trong doanh nghiệp có thể phân thành một số loại sau:

  • Rủi ro cạnh tranh: Nguy cơ cạnh tranh sẽ tăng lên khiến doanh nghiệp không đạt được mục tiêu. Rủi ro cạnh tranh có thể đến từ giá cả, chất lượng sản phẩm của các bên doanh nghiệp.

  • Rủi ro hoạt động: Dù doanh nghiệp hoạt động ổn định, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Rủi ro có thể đến từ các dịch vụ chăm sóc khách hàng, trong hoạt động mua bán… 

  • Rủi ro pháp lý: Các điều khoản trong luật pháp ít nhiều sẽ gây cản trở cho doanh nghiệp. Nếu phòng ban pháp chế vận hành lỏng lẻo có thể khiến doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật.

  • Rủi ro tài chính: Loại rủi ro này bao gồm các rủi ro về tín dụng, tỷ giá, lãi suất… Ví dụ với rủi ro tín dụng, con nợ không có khả năng trả nợ cho doanh nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền thu của doanh nghiệp.
     

 

Xem thêm: Những sai lầm trong lối tư duy tài chính
 

Bước 2: Xác định chủ thể và trách nhiệm quản lý rủi ro

Dựa vào phân loại rủi ro trong doanh nghiệp, kế hoạch cần xác định người chịu trách nhiệm quản lý. Nhà quản trị sẽ chỉ định chủ thể và giao nhiệm vụ cho từng loại rủi ro. Mỗi rủi ro cần chỉ định cho một thành viên hoặc một nhóm nhỏ quản lý.

Để kế hoạch xử lý rủi ro được đảm bảo thì cần phải có đầy đủ đội ngũ kiểm soát và người chịu trách nhiệm cho những giải pháp, hoạt động kiểm soát, triển khai thực hiện. Song song đó, ban lãnh đạo cũng góp phần tham gia vào quá trình theo dõi và giám sát. 
 

 

Bước 3: Xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro  

Sau khi đã xác định, phân loại rủi ro và xác định chủ thể chịu trách nhiệm quản lý, doanh nghiệp sẽ tiến hành lên kế hoạch các bước tiếp theo:

  • Đánh giá ảnh hưởng của rủi ro: Doanh nghiệp sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro như thế nào. Người chịu trách nhiệm cần dự đoán xác suất xảy ra rủi ro và hậu quả nếu nó xảy ro. 

  • Xác định mức độ ưu tiên: Mức độ ưu tiên rủi ro được xác định dựa trên kết quả của công thức xác suất rủi ro. Nếu kết quả càng cao thì mức độ rủi ro sẽ càng nghiêm trọng. Doanh nghiệp sẽ thường ưu tiên các hoạt động có mức độ rủi ro cao.

  • Đưa ra giải pháp: Khi đưa ra giải pháp, doanh nghiệp cần nắm rõ các lợi ích và dự trù các hậu quả mà doanh nghiệp có thể đối mặt. 
     

Bước 4: Triển khai và thực hiện quản lý rủi ro  

Sau khi hoàn thành 3 bước trên, doanh nghiệp có thể triển khai kế hoạch trong hoạt động xử lý. Kế hoạch quản lý cần đảm bảo hệ thống chặt chẽ. Trong đó bao gồm người chịu trách nhiệm, người quản lý, chiến lược thực hiện, thời gian dự kiến thực hiện và hoàn thành, mức độ thành công, dự báo hậu quả… 
 

 

Xem thêm: Công ty dịch vụ kế toán uy tín
 

Bước 5: Đánh giá và cải thiện hệ thống quản lý rủi ro 

Trong quá trình thực hiện và sau khi thực hiện quản lý rủi ro trong doanh nghiệp, người chịu trách nhiệm nên thường xuyên thống kê và báo cáo tình hình. Qua đó, đội ngũ giám sát, nhà quản trị, nhà đầu tư mới có thể đánh giá được tiến độ. Đồng thời, họ cũng sẽ đóng góp ý kiến nhằm điều chỉnh hệ thống nếu có vấn đề phát sinh. 
 

Tổng kết

Hy vọng với những thông tin về xây dựng hệ thống quản lý rủi ro trong doanh nghiệp, Viện Kế Toán đã giúp các doanh nghiệp nhìn rõ hơn về tầm quan trọng của quản trị rủi ro. Nếu cần bất cứ sự hỗ trợ nào về thành lập doanh nghiệp hay lĩnh vực kế toán - thuế, doanh nghiệp có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0916636419!