Hướng dẫn lập và nộp báo cáo thuế GTGT

Định nghĩa báo cáo thuế là gì?

Báo cáo thuế là một hoạt động kê khai giá trị của các hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào trong việc mua hay giá trị gia tăng đầu ra trong việc bán. 

Báo cáo thuế được xem là một công cụ giúp cơ quan quản lý thuế nắm được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

Việc khai báo thuế được thực hiện bằng văn bản hoặc có thể là khai bằng điện tử và tiến hành nộp cho Cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Doanh nghiệp. Hiện nay, công việc khai báo thuế đa phần sẽ được thực hiện bằng khai báo điện tử.

Báo cáo thuế gồm có những vấn đề sau: 

  • Các tờ khai phải được nộp định kỳ theo quý hoặc tháng

  • Thời hạn nộp

  • Tiền thuế phát sinh

Báo cáo thuế là gì? 

Vì sao phải nộp báo cáo thuế? 

Báo cáo thuế chính là nghĩa vụ của mọi doanh nghiệp cần phải thực hiện. Nhưng đó chính là số liệu do doanh nghiệp tự kê khai mà chưa được xác nhận là đã đầy đủ và chính xác hay chưa. Vì vậy, cơ quan thuế bước đầu chỉ tạm thu theo những gì doanh nghiệp tự khai.

Khi Cơ quan thuế có quyết định Thanh tra thuế – Kiểm tra thuế của doanh nghiệp thì kết quả đó mới là số thuế cuối cùng được xác định và doanh nghiệp mới được công nhận là hoàn thành hết nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà Nước.

Nếu số thuế trước đây doanh nghiệp tự khai khớp với kết quả Thanh tra thuế – Kiểm tra thuế thì doanh nghiệp sẽ không phải nộp thêm thuế và không bị ảnh hưởng gì đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bạn. Ngược lại, nếu kết quả Thanh tra thuế – Kiểm tra thuế của Cơ quan thuế không khớp với số thuế mà doanh nghiệp đã tính và tự khai thì doanh nghiệp sẽ bị truy thu thuế, bị phạt trên số thuế Nộp thiếu, mức phạt là 0.5%/ngày trên số ngày chưa nộp, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp.

Cách làm báo cáo thuế giá trị gia tăng

Cách làm báo cáo thuế GTGT

Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

  • Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 01/GTGT

  • Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra mẫu số 01-1/GTGT

  • Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01-2/GTGT

  • Kèm theo các phụ lục khác nếu có

Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

  • Trực tiếp trên GTGT: tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 03/GTGT

  • Trực tiếp trên doanh thu: Tờ khai thuế GTGT mẫu số 04/GTGT

  • Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra mẫu số 04-1/GTGT

Các vấn đề cần lưu ý khi thực hiện báo cáo thuế

  • Sắp xếp các hóa đơn theo trình tự thời gian

  • Thực hiện hạch toán vào phần mềm kế toán thì cần phân biệt rõ đâu là hàng hóa, đâu là nguyên vật liệu hay tài sản và dụng cụ công cụ

  • Khi lưu trữ hóa đơn hay chứng từ thì nên photo thêm 1 bản đề phòng sự cố.

  • Kê khai một cách cẩn thận và kiểm tra lại 

  • Xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến tài khoản khi cân đối kế toán

  • Xử lý phần chênh lệch thuế rồi lập báo cáo tài chính

  • Hằng tháng nên thực hiện cân đối mọi vấn đề liên quan như: Thuế, các lợi nhuận và chi phí,... để cuối năm không bị quá tải.

Lưu ý khi báo cáo thuế

Hướng dẫn nộp tờ khai thuế lên cơ quan thuế nhanh chóng nhất

Sau khi đã hoàn thành tờ khai thuế GTGT, bạn cần nộp báo cáo thuế GTGT lên cơ quan thuế. Cách nộp đơn giản, nhanh chóng nhất hiện nay mà các doanh nghiệp đều sử dụng đó chính là nộp qua trang thuedientu.gdt.gov.vn:

- Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống cổng thông tin của Tổng cục Thuế tại website: https://thuedientu.gdt.gov.vn/.

- Bước 2: Bạn tải tờ khai XML đã kết xuất lên hệ thống.

- Bước 3: Bạn nhấn ký điện tử.

- Bước 4: Bạn nhấn lệnh nộp tờ khai để gửi tờ khai thuế GTGT lên cơ quan thuế.

- Bước 5: Bạn chọn chức năng “Tra cứu” để kiểm tra xem báo cáo này đã chắc chắn được gửi đi hay chưa.