TÌM HIỂU VỀ CÁC ĐIỀU KHOẢN BẢO MẬT THÔNG TIN CÓ TRONG HỢP ĐỒNG

Không chỉ những thông tin cá nhân trong đời sống mới cần được bảo vệ. Mà bất kỳ thông tin khi bắt tay làm việc với nhau cũng cần được giữ kín. Vì thế vấn đề về các điều khoản bảo mật thông tin trong hợp đồng phải được xem xét kỹ lưỡng. Nếu bạn còn đang hoang mang hay chưa có nhiều thông tin về vấn đề này. Viện kế toán sẽ giúp bạn tổng hợp những điều cần nắm về bảo vệ thông tin trong làm ăn ở bài viết dưới đây.

Tại sao phải có điều khoản bảo mật thông tin?

 

Khi đã hoạt động kinh doanh thì mọi người sẽ không quá xa lạ với “bí mật thương mại”. Theo đó bí mật kinh doanh được quy định ở Khoản 23, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2009. Các thông tin sai được coi là những bí mật kinh doanh:

  • Những thông tin thu được từ việc đầu tư tài chính, thương mại. Ví dụ như: thông tin khách hàng, hệ thống các nhà phân phối, chiến lược kinh doanh, quảng cáo,...

  • Thông tin về bí quyết kỹ thuật khoa học (công thức, cấu tạo, bản thiết kế,...)

  • Thông tin về tài chính bao gồm: giá, vốn, lợi nhuận, hoa hồng,...

Cũng bởi những tài liệu trên phải được đảm bảo về tính an toàn, nên khi ký kết các hợp đồng sẽ có điều khoản bảo mật thông tin. Ý nghĩa của điều khoản trên chính là nghĩa vụ của đôi bên khi hợp tác với nhau. Khuyến khích các bên tăng tính sáng tạo, đầu tư để tạo nên bí quyết riêng. Bên cạnh đó còn tạo tính công bằng và ràng buộc cho nhau. Khi một bên biết được bí mật thương mại của bên còn lại thì phải cam kết giữ bí mật. Nếu thông tin bị tiết lộ thì phải chịu bồi thường như đã ký trên hợp đồng.

Một số điều khoản bảo mật thông tin thường gặp

 

Với sự đa dạng trong kinh doanh hiện nay, có rất nhiều loại hợp đồng được ký kết. Một số có thể kể đến như: Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng thuê tài sản. hợp đồng môi giới, hợp đồng lao động, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng thương mại, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng ký bằng chữ ký số,...

Ở bài viết này Viện kế toán xin tổng hợp điều khoản bảo mật thông tin trong 3 loại hợp đồng sau:

Hợp đồng lao động

 

Một trong những hợp đồng quen thuộc nhất chính là hợp đồng lao động. Đây là hợp đồng được ký kết bởi người sử dụng lao động và người lao động. Trong đó người lao động sẽ tuân thủ những quy định và giới hạn khi làm việc và một số quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Tương đương đó thì người sử dụng lao động cũng có những điều khoản cần thực hiện.

Ở Khoản 2, Điều 21 Luật lao động 2019 có quy định về bảo mật thông tin như sau:

  • Người lao động khi làm làm các việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh. Thì người lao động có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động bằng văn bản. Nội dung, thời gian, quyền lợi và bồi thường về bí mật thương mại sẽ được nêu trong văn bản đó.

  • Người sử dụng lao động sẽ có nghĩa vụ liệt kê những thông tin về bí mật kinh doanh trong điều khoản bảo mật. Tùy vào vị trí chức vụ của nhân viên mà người sử dụng lao động sẽ đưa ra quy định khác nhau. Người sử dụng lao động cũng cần đền bù một khoản tài chính khi người lao động đồng ý với cam kết bảo mật. 

Hợp đồng thương mại

 

Điều khoản về bảo mật thông tin trong hợp đồng thương mại sẽ được ký kết khi cả hai bên mua và bán cùng cam kết. Đặc biệt đối với doanh nghiệp kinh doanh thì các thông tin đó chính là bí quyết sống còn.

Nghĩa vụ về bảo vệ bí mật thương mại được nêu trong Luật cạnh tranh 2018:

  •  Ở Khoản 1, điều 45 quy định những trường hợp xâm phạm bí mật kinh doanh. Tiết lộ và sử dụng thông tin bí mật kinh doanh mà không được chủ sở hữu đồng ý sẽ bị cấm.

  • Ở khoản 1, Điều 110 cũng có quy định về hình thức xử phạt khi vi phạm. Khi cá nhân hay tổ chức vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà sẽ có hình thức xử lý phù hợp. Có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính cho đến truy cứu trách nhiệm hình sự. Cá nhân, tổ chức gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Khi xuất hiện trường hợp xâm phạm bí mật kinh doanh. Bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên vi phạm dừng hành vi đó lại. Nếu mức độ vi phạm trầm trọng có thể tiến hành thủ tục tố tụng dân sự hay hình sự. Vì khi đàm phán về hợp đồng thương mại thì hai bên đã quy định rõ về các chế tài xử lý khi xâm phạm bí mật kinh doanh.

Hợp đồng ký bằng chữ ký số

 

Khi doanh nghiệp sử dụng hợp đồng có chữ ký điện tử thì tính pháp lý vẫn bằng với hợp đồng truyền thống. Chính vì thế mà bảo mật thông tin hợp đồng điện tử cũng rất quan trọng.

  • Xét về nội dung: điều khoản bảo mật của hợp đồng sử dụng chữ ký số giống với nội dung hợp đồng truyền thống.

  • Xét về hình thức: cách trình bày về điều khoản bảo mật trong hợp đồng điện tử khá đa dạng. Có thể là một điều khoản trong hợp đồng, hay một bản cam kết bảo mật được ký kết độc lập đính kèm.

Tuy rằng cả 2 điều khoản của 2 dạng hợp đồng đều không có khác biệt nhiều. Nhưng việc sử dụng các điều khoản bảo vệ thông tin ở hợp đồng điện tử hiện được nhiều doanh nghiệp yêu thích sử dụng bởi sự tiện ích của nó. 


Trên đây là những thông tin được Viện kế toán tổng hợp về các điều khoản bảo mật thông tin trong hợp đồng lao động. Tùy vào các hợp đồng và hình thức ký kết mà sẽ có những quy định riêng. Bạn cần chú ý để tránh vi phạm về việc bảo về các bí mật thương mại khi kinh doanh. Đây cũng là một cách để bạn tạo sự uy tín khi hợp tác với khách hàng hay đối tác.