0916 636 419 ketoan@vienketoan.vn
Trang chủ Tin Dịch vụ kế toán NHỮNG QUY ĐỊNH SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CON DẤU CÔNG TY

NHỮNG QUY ĐỊNH SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CON DẤU CÔNG TY

Con dấu công ty thường dùng để xác nhận các giấy tờ, chứng từ giao dịch quan trọng. Giúp các văn bản công ty, tổ chức có giá trị hiệu lực. Cũng như, nhờ vào con dấu công ty mà có thể phân biệt giữa các công ty với nhau. Vì thế, bất cứ doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh nào cũng đều cần đến con dấu riêng. Hãy cùng Vienketoan.vn đi tìm hiểu về cách sử dụng và quản lý con dấu chính xác hơn nhé!

 Con dấu công ty

Tìm hiểu về con dấu công ty

Con dấu công ty là phương tiện đặc biệt sử dụng đóng dấu trên các giấy tờ, văn bản giao dịch. Là yếu tố quyết định giá trị pháp lý, dấu hiệu nhận biết một doanh nghiệp. Được cấp sau khi doanh nghiệp, tổ chức hoàn tất các thủ tục thành lập công ty. Hoặc sau khi tiến hành thay đổi con dấu doanh nghiệp. 

Vai trò con dấu công ty 

-Con dấu công ty là thành phần xác nhận tính pháp lý của văn bản, chứng từ. Nếu như văn bản, giấy tờ đó không có con dấu thì sẽ không có hiệu lực thi hành.

-Con dấu có vị trí cơ quan nhất định trong hệ thống bộ máy nhà nước. Nhờ con dấu, mà các cơ quan, công ty có thể tự nhân danh mình thực hiện giao dịch với các tổ chức, cơ quan khác.

-Đồng thời, con dấu doanh nghiệp có vai trò pháp lý cao, tránh trường hợp giấy tờ bị giả mạo.

Các loại con dấu doanh nghiệp

Hiện nay có hai loại con dấu phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Đó là, con dấu pháp lý và con dấu không mang tính pháp lý.

+Con dấu pháp lý: là con dấu của cơ quan nhà nước , mang tính pháp nhân trong doanh nghiệp (theo các quy định ban hành). Ngoài ra, con dấu doanh nghiệp được phát hành theo quy định quản lý của nhà nước. Thông thường với kiểu dáng hình tròn kèm theo là mực có màu đỏ tươi. Nhằm xác định tính pháp lý, hợp lệ của văn bản và các chứng từ, tài liệu do doanh nghiệp, cơ quan ban hành. Cũng như, việc đóng dấu pháp lý phải đúng cách, theo quy luật của pháp luật.

+Con dấu doanh nghiệp không mang tính pháp lý: là con dấu phát sinh trong thực hiện. Giúp cho con việc thuận tiện hơn trong các thủ tục nội bộ. Đối với, con dấu này, chúng không do cơ quan nhà nước ban hành. Và có đa dạng hình dạng kích thước con dấu này. Như hình tròn, vuông, chữ nhật, oval hay elip. Gồm cả dạng chữ và các màu sắc cũng khác nhau.

Khái quát con dấu công ty

Những quy định sử dụng và quản lý

- Mỗi cơ quan, tổ chức kinh doanh và các chức danh Nhà nước chỉ sở hữu một con dấu riêng. Nếu như, cần thêm một con dấu tương tự nội dung như vậy. Thì phải có sự đồng ý văn bản cơ quan có thẩm quyền thành lập. Cùng với đó là có ký hiệu riêng biệt để tránh nhầm lẫn con dấu thứ nhất. 

-Có quyền cấp Văn Bằng, Chứng Chỉ, Thẻ Căn Cước Công Dân, Thị Thực Visa có dán ảnh nhỏ. Thì con dấu sẽ được khắc thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ để thực hiện công tác nghiệp vụ. Tuy nhiên, chúng phải được cho phép từ cơ quan thẩm quyền.

-Sau khi, con dấu khắc xong thì phải được đăng ký mẫu tại cơ quan công an. Doanh nghiệp phải nộp lệ phí đầy đủ do Bộ Tài chính quy định. Và con dấu được sử dụng khi đã được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu”. Còn khi nào bắt đầu sử dụng con dấu mới cấp đó, cơ quan, tổ chức  phải thông báo giới thiệu mẫu con dấu đó.

-Doanh nghiệp khi đóng dấu các loại văn bản, giấy tờ, phải theo đúng quy định pháp luật ban hành.

-Con dấu được quản lý, sử dụng là người đứng đầu trong cơ quan, tổ chức. Và người quản lý con dấu phải chịu trách nhiệm mọi trường hợp mất, lạc con dấu công ty. Nếu tình huống bị mất hoặc đánh cắp, thì lập tức báo cho công an gần nhất. Cơ quan công an sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu đóng dấu và huỷ bỏ con dấu đã mất.

-Mực con dấu có màu đỏ thống nhất. Với trường hợp mòn, hỏng thì phải nộp lại con dấu cũ và làm thủ tục đăng ký con dấu mới.

Sử dụng con dấu doanh nghiệp

Nguyên tắc sử dụng khi đóng dấu

-Con dấu doanh nghiệp được đóng ¼ đến ⅓ bên trái chữ ký trong văn bản.

-Tuyệt đối không đóng dấu lên các văn bản không có chữ ký người có thẩm quyền. Và không được đóng dấu bừa bãi lên giấy trắng hay giấy nháp. Hay không được đóng trước khi ký văn bản.

-Khi đóng, canh chuẩn, ngay ngắn không chồng lên nhau và nhoè mực. Với trường hợp đóng dấu sai thì phải huỷ bỏ văn bản, giấy tờ đó. Và phải đóng lại vào bản mới.

Kết luận

Một doanh nghiệp cần phải nắm rõ cách sử dụng và quản lý con dấu công ty. Bời, sự quan trọng và quyết định tính pháp lý trên các giấy tờ giao dịch kinh doanh. Chính vì thế, nếu bạn bạn đang băn khoăn về các vấn đề liên quan đến thuế công ty. Hãy liên hệ ngay đến với Vienketoan.vn để có dịch vụ tư vấn thuế nhanh và chính xác nhất nhé!

Copyright © 2018 by VIỆN KẾ TOÁN VIỆT NAM

Liên hệ Tư vấn (24/7)0916.636.419