0916 636 419 ketoan@vienketoan.vn
Trang chủ Nghiệp Vụ Kế Toán NHỮNG THÔNG TIN HỮU ÍCH VỀ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH MÀ BẠN NÊN BIẾT

NHỮNG THÔNG TIN HỮU ÍCH VỀ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH MÀ BẠN NÊN BIẾT

Ở bất kì doanh nghiệp nào, bộ phận kế toán là một thành phần không thể thiếu. Không những hỗ trợ các phòng ban khác và duy trì hoạt động của toàn doanh nghiệp. Bộ phận kế toán còn mang trên mình nhiều nhiệm vụ quan trọng khác. Cùng Viện Kế Toán tìm hiểu những nghiệp vụ kế toán tài chính đó ở bài viết dưới đây.

Tìm hiểu nghiệp vụ kế toán tài chính là gì?

Nghiệp vụ kế toán tài chính là gì?

 

Có thể hiểu nghiệp vụ kế toán tài chính là hoạt động thu thập, ghi chép, tổng hợp số liệu. Sau đó kế toán viên sẽ lập báo cáo tài chính để cung cấp thông tin cho các đơn vị. Bên trong doanh nghiệp thì có các cấp lãnh đạo, các phòng ban. Bên ngoài doanh nghiệp thì có các cơ quan như thuế, cổ đông, thanh tra, ngân hàng, chủ nợ,... Tùy vào mục đích cũng như tính chất công việc mà sẽ có các loại nghiệp vụ phù hợp.

Những nghiệp vụ kế toán tài chính cơ bản

Nghiệp vụ kế toán thuế

Nghiệp vụ kế toán thuế

Alt: 

 

Đây là nghĩa vụ quan trọng của bất kì doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh. Nhiệm vụ của kế toán thuế được chia theo thời gian:

  • Công việc mỗi ngày: thu thập, kiểm tra và lưu trữ các hóa đơn chứng từ hợp lệ.

  • Công việc mỗi tháng: kê khai thuế GTGT và thuế TNCN theo mỗi tháng. Đồng thời theo dõi và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của mỗi tháng.

  • Công việc mỗi quý: lập tờ khai thuế tạm tính thuế TNDN theo quý. Kê khai thuế GTGT, thuế TNDN và báo cáo sử dụng hóa đơn theo quý.

  • Công việc mỗi đầu/ cuối năm: Trước 31/01 mỗi năm, bộ phận kế toán phải kê khai nộp thuế môn bài. Nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN, TNDN (tạm tính quý 4) vào tháng 12/ quý 4. Cuối năm kế toán thuế tiến hành lập báo cáo quyết toán thuế TNDN, TNCN và báo cáo tài chính.

Nghiệp vụ kế toán tiền lương

Nghiệp vụ kế toán tiền lương

 

Một trong những nghiệp vụ kế toán tài chính quan trọng là kế toán lương. Nhằm đảm bảo quyền lợi về tiền công và các chế độ khác cho người lao động. Kế toán tiền lương có nhiệm vụ hoạch toán tiền lương dựa trên các yếu tố như bảng chấm công, hợp đồng lao động, thời gian làm thêm,... Từ đó lập bảng lương và tiến hành chi trả lương và bảo hiểm hằng tháng cho người lao động. Hoạch toán chi phí lương và các khoản bảo hiểm như sau:

Lương:

  • Nợ TK 154, 641,642

  • Có TK 334

Thưởng:

  • Nợ TK 431, 334

  • Có TK 334, 111, 112,...

Các khoản bảo hiểm:

  • Nợ TK 3383, 3384, 3389

  • Có TK 111,112

Nghiệp vụ kế toán TSCĐ

Nghiệp vụ kế toán tài sản cố định

 

Ta có công thức tính nguyên giá của TSCĐ như sau:

Nguyên giá TSCĐ= Giá mua ghi trên hóa đơn (không bao gồm VAT) + Chi phí liên quan (Vận chuyển, bốc dỡ,...) + Thuế nhập khẩu (nếu có) - Các khoản giảm trừ (chiết khấu, khuyến mãi,..). 

Các hoạt động của kế toán tài sản cố định được hoạch toán như sau:

Mua TSCĐ: Lưu ý rằng khi mua TSCĐ phải kết chuyển nguồn đúng nguyên giá tài sản. Trừ các trường hợp mua bằng vốn vay hoặc vốn kinh doanh.

  • Nợ TK 211, 133,

  • Có TK 111, 112,331

Khấu hao TSCĐ mỗi tháng (phương pháp đường thẳng): 

  • Nợ TK 154, 641, 642

  • Có TK 214

Thanh lý, nhượng bán TSCĐ

  • Nợ TK 111, 112, 113, 211,...

  • Có TK 711, 3331

Nghiệp vụ kế toán CCDC, NVL, TP

Nghiệp vụ kế toán CCDC

 

Đôi với nghiệp vụ này, TK 152 được phân loại thành các cấp 2 chia các loại nguyên vật liệu.

  • TK 1521: Nguyên vật liệu chính

  • TK 1522: Nguyên vật liệu phụ

  • TK 1523: Nhiên liệu

  • TK 1524: Phụ tùng thay thế

  • TK 1525: Vật liệu, các thiết bị xây dựng cơ bản

  • TK 1528: Vật liệu khác

Tùy vào mỗi doanh nghiệp mà sẽ có các tài khoản cấp 3, cấp 4 khác để phân chia nguyên vật liệu cho phù hợp.

TK 153 có các cấp 2 để phản ánh sự biến động tăng giảm các loại dụng cụ.

  • TK 1531: Công cụ dụng cụ

  • TK 1532: Bao bì luân chuyển

  • TK 1533: Đồ dùng cho thuê

Tùy vào mỗi hoạt động sẽ có các nghiệp vụ xuất kho và nhập kho khác nhau. Một số hoạt động động xuất kho như: sản xuất, đầu tư, sửa chữa, góp vốn, đầu tư, bán hàng,... Một số hoạt động nhập kho: Hàng đang đi đường, thành phẩm, dùng cho sản xuất, hàng bị trả lại.

Nghiệp vụ hoạch toán chiết khấu thương mại

Một nghiệp vụ kế toán quan trọng khác chính là chiết khấu thương mại.

Các chiết khấu thương mại phát sinh thực tế trong kỳ được ghi nhận:

  • Nợ TK 521, 3331 (nếu có),...

  • Có TK 111, 112, 131,...

Cuối mỗi kỳ sẽ tiến hành kết chuyển chiết khấu thương mại đã phát sinh trong kỳ qua tài khoản doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.

  • Nợ TK 511

  • Có TK 521


Trên đây là những tổng hợp những thông tin về nghiệp vụ kế toán tài chính của Viện Kế Toán. Hy vọng một số chia sẻ trên đã giúp bạn phần nào hiểu được những công việc cơ bản của bộ phận kế toán nói chung hay các kế toán viên nói riêng. Nếu bạn đang tìm kiếm những dịch vụ về kế toán tin cậy, an toàn có thể tham khảo những dịch vụ của Viện Kế Toán tại đây.
Copyright © 2018 by VIỆN KẾ TOÁN VIỆT NAM

Liên hệ Tư vấn (24/7)0916.636.419