0916 636 419 ketoan@vienketoan.vn
Trang chủ Thành Lập Doanh Nghiệp Quy Trình Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp

Quy Trình Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp

Trong những năm gần đây, xu hướng người Việt Nam muốn khởi nghiệp, thành lập doanh nghiệp tự ra làm chủ thay vì làm thuê nhanh chóng thu hút được nhiều sự chú ý của chính phủ, các ban ngành lãnh đạo. Vậy điều đầu tiên phải tìm hiểu về quy trình thành lập doanh nghiệp. Đối với hầu hết các loại hình doanh nghiệp thì quá trình thành lập theo Luật doanh nghiệp bao gồm 4 giai đoạn.
 

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp

 


Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Tại Việt Nam, có rất nhiều loại hình doanh nghiệp hợp pháp khác nhau được chính phủ công nhận. Do đó, người đăng ký thành lập công ty cần nắm rõ những đặc điểm quan trọng của từng loại hình, từ đó lựa chọn ra loại hình phù hợp với tình hình, và tầm nhìn phát triển của công ty. Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam:

  • Công ty/doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV)

Bước 2: Chuẩn bị bản sao y công chứng chứng minh nhân dân (CMND) hoặc hộ chiếu

  • Đối với loại hình công ty TNHH: bản sao y công chứng CMND hoặc hộ chiếu của các thành viên.
  • Đối với loại hình công ty cổ phần: bản sao y công chứng CMND hoặc hộ chiếu của các cổ đông.

Lưu ý: Bản sao y công chứng CMND chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND không quá 3 năm.

Bước 3: Lựa chọn đặt tên cho công ty, địa chỉ trụ sở

  • Tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
  • Tên công ty không được trùng lặp hoàn toàn với các công ty đã thành lập trước đó được quy định tại Điều 42 của Luật Doanh Nghiệp 2014.
  • Địa chỉ của trụ sở phải trên lãnh thổ của Việt Nam, có thông tin được xác định bao gồm số nhà, ngõ, ngách, hẻm, phố, quận, thành phố, …

Bước 4: Lựa chọn vốn điều lệ

  • Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
  • Vốn điều lệ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng sau này.
  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài là 3 triệu đồng/năm.

Bước 5: Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh phải đúng theo mã ngành cấp 4 trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc gia. Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thõa mãn các điều kiện quy định của pháp luật để được thành lập.

Bước 6: Lựa chọn chức danh người đại diện công ty

Người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh là giám đốc hoặc tổng giám đốc.
 

Tiến hành thành lập doanh nghiệp

 


Bước 1: Soạn thảo hồ sơ công ty

Cần chuẩn bị hồ sơ công ty như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Dự thảo điều lệ công ty
  • Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập
  • Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề.

Bước 2: Nộp hồ sơ công ty tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh

Lưu ý:

  • Trường hợp ủy quyền đi nộp giấy phải có ủy quyền
  • Có thể đăng ky thành lập trên website của Sở Kế hoạch đầu tư để tiết kiệm thời gian
  • Được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ

Thủ tục khắc và làm con dấu pháp nhân

 

 
  • Cầm bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân.
  • Dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh , thành phố để tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp.
  • Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND.

 Thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

 

 
  • Tiến hành khai thuế ban đầu
  • Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử
  • Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài
  • Nộp thông báo áp dụng phương pháp thuế giá trị gia tăng
  • Làm thủ tục mua, đặt in hóa đơn
  • Dán hoặc treo mẫu hóa đơn liên 2 tại trụ sở công ty
  • Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện

 
Trên đây là quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp mà quý vị có thể tham khảo trước khi bắt đầu kinh doanh.
 
 
 
 

Copyright © 2018 by VIỆN KẾ TOÁN VIỆT NAM

Liên hệ Tư vấn (24/7)0916.636.419